Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

GD&TĐ - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.

Số lượng cử nhân Ấn Độ thất nghiệp gia tăng.
Số lượng cử nhân Ấn Độ thất nghiệp gia tăng.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhất là với những người sở hữu bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

Vào năm 2022, sinh viên tốt nghiệp có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 9 lần so với những người đồng trang lứa không biết đọc hoặc viết.

Trong những năm gần đây, khả năng tiếp cận giáo dục đại học tiếp tục tăng cao ở Ấn Độ. Năm 2021 – 2022, 43 triệu thanh niên Ấn Độ học đại học, tăng 2 triệu so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nền kinh tế nước này gặp khó khăn trong việc thu hút cử nhân mới ra trường.

Báo cáo của ILO nhấn mạnh: “Thách thức về tình trạng thất nghiệp ở thanh niên có trình độ đang gia tăng và trở nên nghiêm trọng ở Ấn Độ. Điều này gây ra những tác động to lớn đến sự cân bằng và bình đẳng xã hội”.

Nhà kinh tế học Arun Kumar phân tích, vị trí việc làm trong lĩnh vực công thu hút hàng nghìn, thậm chí hàng triệu thanh niên Ấn Độ vì tính ổn định. Tuy nhiên, nhiều công việc đã được thay thế bằng máy móc nên số lượng việc làm trong lĩnh vực công ngày càng thu hẹp. Dù vậy, số lượng đơn ứng tuyển lại không ngừng tăng.

Kết quả, nhiều cử nhân thất nghiệp chuyển sang làm nghề lái xe hoặc lao động trong trang trại. Điều này gây ra sự thất vọng lớn trong giới trẻ có học thức.

Để giải quyết vấn đề trên, cần đảm bảo các chương trình cấp bằng phù hợp với nhu cầu lực lượng lao động và sự phát triển của kinh tế đất nước.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.