Thảo luận về cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 7/11, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.
Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Quy định tất cả các biển số trong kho đều đưa ra đấu giá

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Phan Thái Bình - đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) tán thành với việc Bộ Công an quy định tất cả các biển số trong kho đều đưa ra đấu giá.

Tuy nhiên, đại biểu nêu rõ, có những con số mặc dù đã được đưa ra đấu giá nhưng không thành công, gửi trả lại kho số để chờ bấm biển. Với những con số này, đại biểu đề nghị vẫn tiếp tục đem ra đấu giá lại nếu có yêu cầu từ phía người dân….

Đối với quy định tại Điều 3 về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, được đăng ký biển số trúng đấu giá gắn với xe ô tô thuộc sở hữu của mình tại cơ quan Công an nơi quản lý biển số trúng đấu giá hoặc nơi người trúng đấu giá đăng ký thường trú, đặt trụ sở. Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các quy định có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) - cho biết: qua nghiên cứu Báo cáo số 1805 của Bộ Công an, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ đối với Điều 3, Điều 4 của dự thảo Nghị quyết.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh vẫn băn khoăn nội dung tại Điều 4 về quyền và quyền và nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng, người được cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe quy định…

Theo đó, người nhận chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe của mình mà không được giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác của mình, không được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác là không phù hợp.

Vì sau khi thực hiện thí điểm 3 năm xe gắn biển giá sau 2 đến 3 lần chuyển nhượng biển số chúng đã trúng đấu giá theo xe ô tô sẽ hết khấu hao, không được phép sử dụng và lưu hành.

Trong khi người nhận chuyển nhượng biển số theo xe không được chuyển nhượng riêng biển số xe cho người khác cũng không được dùng để đăng ký cho xe của mình. Khi muốn mua xe mới thì chủ sở hữu phải đi đấu giá hoặc đăng ký một biển biển xe khác.

Tránh các hành vi lợi dụng trục lợi

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh bày tỏ băn khoăn liệu số xe trúng đấu giá đã nhận chuyển nhượng sẽ được dùng vào việc gì và cơ quan chức năng quản lý biển số xe này như thế nào?

Đại biểu đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh theo hướng quy định người nhận chuyển nhượng được phép giữ lại biển số xe để đăng ký cho xe khác của mình như quyền của người đã trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, cho, tặng xe của mình cho người khác.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) đánh giá cao việc Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết đấu giá biển số xe. Việc này sẽ đem lại công bằng trong việc đăng ký biển số xe ô tô đối với người dân.

Báo cáo giải trình của cơ quan soạn thảo đã giải thích rõ ý kiến đại biểu qua thảo luận tại tổ. Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí cao các nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ…

Về vấn đề cụ thể liên quan tới chính sách thuế và đăng ký tài sản, đại biểu cho rằng biển số xe được chọn qua đấu giá là tài sản có thể có giá trị rất lớn qua đấu giá hoặc khi chuyển nhượng.

Để đảm bảo công bằng xã hội, tránh các hành vi lợi dụng trục lợi khi kê khai tài sản, kê khai lệ phí trước bạ khi đăng ký xe, kê khai thu nhập của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế cần thực hiện đăng ký tài sản là biển số xe qua đấu giá và thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là biển số xe.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang.

Hiện nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 và Nghị định số 10 năm 2022 của Chính phủ về lệ phí trước bạ chưa có hai đối tượng thu nhập và tài sản này. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ và Quốc hội nghiên cứu xem xét, bổ sung quy định này vào trong nội dung Nghị quyết và Nghị định.

Về phân chia nguồn thu, đại biểu Phạm Văn Thịnh chỉ ra rằng, trong dự thảo Nghị quyết và Nghị định không đề cập đến phân chia nguồn thu nên như vậy số thu sẽ về ngân sách trung ương 100%.

Theo đại biểu, nguồn thu từ đấu giá quyền chọn biển số nên phân chia hai cấp ngân sách trung ương và địa phương theo tỷ lệ 40-60. Điều này cũng công bằng giữa các địa phương, nơi đăng ký nhiều xe thì nhu cầu đầu tư cho hoạt động đảm bảo an toàn giao thông lớn hơn. Việc phân chia hai cấp ngân sách cũng là cách thức để khoản thu này tăng tính minh bạch.

Về lệ phí đăng ký và cấp biển xe ô tô, quy định của Thông tư 229 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định khi cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số và cấp đổi giấy đăng ký, chủ phương tiện phải nộp một mức lệ phí theo quy định.

Hiện, Thông tư 229 vẫn còn hiệu lực, vì vậy, để đảm bảo rõ ràng, Nghị định của Chính phủ cần nêu rõ ngoài số tiền trúng đấu giá phải nộp, chủ phương tiện phải nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe ô tô theo quy định.

Việc này sẽ đảm bảo công bằng giữa trước và sau khi áp dụng nghị quyết; giúp quản lý các nguồn thu liên quan đến đăng ký, cấp biển số xe được thuận lợi, minh bạch và khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ