Tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS cho tỉnh Điện Biên

GD&TĐ - Ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên cần có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS.

Toàn cảnh Chương trình khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số.
Toàn cảnh Chương trình khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số.

Chiều 16/9, tại Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT tổ chức Chương trình khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số (DTTS).

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học làm trưởng đoàn. Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở GD&ĐT Điện Biên và cán bộ, giáo viên các trường PT DTNT cùng với hơn 150 học sinh Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên.

z5836313438477_bf99645dbf46f8f49dafd156455ce170.jpg
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết: "Chính sách cử tuyển trong những năm qua đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS cho tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện nay tại Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế, có một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển".

z5836313454547_46601b0d6a01bb6e9862fef7d639b002.jpg
Bà Phạm Thị Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên phát biểu ý kiến tại chương trình.

Để tháo gỡ những khó khăn trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS của tỉnh Điện Biên, Đoàn công tác đã tổ chức thảo luận, trao đổi với lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ các trường PT DTNT và học sinh Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về cơ chế, chính sách dành cho học sinh người dân tộc thiểu số; đánh giá nhu cầu đào tạo, sử dụng và mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động trong các ngành có liên quan; dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới...

z5836313471199_681ae8efd0b3305065807a5dfe178fa0.jpg
Em Lò Lan Anh, Học sinh Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên chia sẻ mong muốn, nguyện vọng của mình tại chương trình.

Lắng nghe những chia sẻ, ý kiến đóng góp trong buổi khảo sát, đoàn công tác đã nắm bắt được các vấn đề vướng mắc cần giải quyết hiện nay như: ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp thuộc vùng DTTS; trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vẫn còn bất cập nhất định, bởi quy định của Nhà nước đang chú ý đến điều kiện, chưa bao quát hết đối tượng thụ hưởng; Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường nội trú, bán trú có học sinh dân tộc thiểu số...

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên Lò Thị Thời mong muốn, Trung ương quan tâm, ưu tiên dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho tỉnh triển khai thực hiện đầu tư cơ sở vật chất cho các trường PT DTNT, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, góp phần đào tạo nguồn cán bộ, nâng cao dân trí, ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Kết thúc buổi làm việc, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đánh giá cao các ý kiến của lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ các trường PTDTNT và học sinh Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên; nhiều ý kiến có nội dung sâu sắc, góp phần làm rõ thêm những luận cứ về mặt lý luận và thực tiễn, đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.