Tháo gỡ khó khăn tuyển dụng giáo viên

GD&TĐ - Các sở Đồng bằng sông Hồng đã tích cực rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo cho đội ngũ GV.

Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới
giáo dục.
Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục.

Theo tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, các tỉnh đã thực hiện tuyển dụng GV theo quy định, điều động, bố trí đội ngũ GV cho các nhà trường đủ về số lượng và cơ cấu, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, điều kiện cơ sở vật chất chưa theo kịp dẫn tới tình trạng quá tải HS; cơ sở vật chất một số trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, nhiều tỉnh gặp khó trong tuyển dụng GV cùng vấn đề thiếu biên chế để thực hiện nhiệm vụ.

Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Năm đầu tiên triển khai Chương trình GDPT mới, ngành GD gặp nhiều khó khăn, từ tập huấn đội ngũ, mua sắm trang thiết bị, đến xây dựng chương trình giáo dục địa phương. Cùng với đó, ngành GD-ĐT là đơn vị quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới nên cũng có khá nhiều công việc và gặp khó khăn về nhân lực.

Còn ông Đỗ Tiến Hùng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên chia sẻ: Thời gian qua, sở phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh thăng hạng cho hơn 1.700 GV mầm non. Tuy nhiên, Hưng Yên là một trong số các tỉnh trên cả nước thiếu nhiều GV các cấp học. Ở nhiều lớp, nhóm trẻ không có GV. Một vấn đề nữa mà tỉnh đang gặp phải là khó khăn trong tuyển dụng GV. Năm học trước, tỉnh tổ chức tuyển dụng GV các cấp mầm non, tiểu học, tuy nhiên số hồ sơ nhận được đều thấp hơn số lượng cần tuyển dụng. 

GV trên lớp thiếu nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, năm học vừa rồi chỉ có 50 hồ sơ đăng kí. Theo ông Hùng, nguyên nhân do ngành sư phạm không hút được người tài bởi thời gian làm việc của GV nhiều, vất vả; một số cô giáo về hưu chỉ nhận lương hơn 1 triệu đồng. Cho nên, nhiều GV đã bỏ nghề dạy học để chọn nghề khác thu nhập cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Huyến - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhận định: GV mầm non chịu thiệt thòi, thu nhập thấp, làm việc vất vả, nhiều GV đã xin thôi việc ra ngoài làm công nhân. “Chưa năm nào tôi kí nhiều quyết định xin thôi việc của GV trẻ như năm học vừa rồi. Do đó, cần có cơ chế tăng thêm thu nhập cho GV mầm non để các cô yên tâm công tác” - ông Huyến bày tỏ.

Cùng với đó, cần bảo đảm biên chế tại các phòng GD&ĐT để thực hiện nhiệm vụ. Trung bình mỗi phòng GD&ĐT huyện có 90 trường học mà có 4 biên chế nên không đủ người làm việc, công tác kiểm tra bằng “không”. Do đó, cần tham mưu tăng chỉ tiêu biên chế cho cấp huyện nhưng phải ưu tiên cho GD để đủ số lượng - ông Huyến đề xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.