Tháo gỡ khó khăn in, phát hành tài liệu Giáo dục địa phương

GD&TĐ - Ngày 9/4, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tài liệu giáo dục địa phương - thực trạng và giải pháp”.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TT)
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT; bà Trịnh Hoài Thu - Phó Vụ trưởng Vụ GDTH, Bộ GD&ĐT; ông Phạm Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; đại lãnh đạo các Sở GD&ĐT.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: TT)

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: TT)

Những khó khăn, bất cập

Tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Ông Phạm Vĩnh Thái báo cáo tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Ông Phạm Vĩnh Thái báo cáo tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Đến nay, theo báo cáo từ các Sở GD&ĐT, tài liệu GDĐP đã được đại đa số các địa phương thực hiện theo đúng lộ trình của Bộ GD&ĐT quy định. Tuy nhiên, đối với các lớp 5, 9, 12 còn nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý về công tác in - phát hành. Dẫn đến tình trạng, học sinh không có sách học, giáo viên không có sách để dạy.

Cụ thể, do chồng chéo văn bản dẫn đến chưa xác định rõ tài liệu GDĐP là sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo. Các mức chi theo Thông tư 51/2019/TT-BTC không còn phù hợp, trong đó hầu hết chi phí cho biên tập, thiết kế chế bản, thù lao, nhuận bút… đều rất thấp.

Theo ông Phạm Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) Việt Nam, nếu áp dụng các khoản chi theo đúng thông tư 51 rất khó tìm được đội ngũ tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ để làm sách theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu cao của sách giáo khoa.

“Nhiều khoản chi phải có trong quy trình xuất bản không được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật như chi quản lý xuất bản (khi cấp phép xuất bản), chi đọc duyệt các cấp, chi phí in bông biên tập... Những bất cập ở trên đã gây rất nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng dự toán, thẩm định giá, kê khai giá, lập đề án trình các cấp có thẩm quyền trong việc in - phát hành tài liệu GDĐP”, ông Thái nêu băn khoăn.

Đại biểu đến từ Phú Yên tham gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Đại biểu đến từ Phú Yên tham gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Một trong những vấn đề hầu hết đại biểu băn khoăn khi in - phát hành bằng ngân sách địa phương (NSĐP). Bởi, tài liệu GDĐP bắt buộc phải cập nhật, thay đổi về nội dung nên NSĐP khó đáp ứng in, cấp phát, tái bản. Những khiếu nại liên quan đến bản quyền tác giả theo quy định do không được hưởng nhuận bút cho lần in đầu và các lần tái bản. Điều nữa, sự bất cập khi thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT gây khó cho thẩm định giá, xây dựng dự toán, xây dựng hồ sơ mời thầu …

Đại biểu tham khảo tài liệu GDĐP tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Đại biểu tham khảo tài liệu GDĐP tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Cần sớm tháo gỡ rào cản trong công tác in - phát hành

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, việc in - phát hành cần có sự rõ ràng về pháp lý để các địa phương có cơ chế tham mưu nhằm bảo đảm tài liệu để dạy học.

Chung quan điểm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh cho rằng, Công tác biên soạn tài liệu GDĐP ở Đắk Lắk thời gian qua chủ yếu được thụ hưởng lợi từ nguồn Dự án THCS khó khăn nhất giai đoạn II. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT, các cơ quan quản lý cần sớm thống nhất pháp lý để các địa phương chủ động tham mưu, in - phát hành tài liệu GDĐP, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Theo báo cáo của NXBGD Việt Nam, thời gian qua, ngoài trường hợp in cấp phát bằng nguồn vốn ADB của Dự án THCS khó khăn nhất giai đoạn 2, tại các địa phương công tác in - phát hành thường được thực hiện dưới hai hình thức, gồm: sử dụng ngân sách địa phương để cấp phát cho học sinh, giáo viên, thư viện hoặc in phát hành bằng hình thức xã hội hóa.

Thảo luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương báo cáo tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương báo cáo tại Hội thảo. (Ảnh: TT)

Cụ thể, đấu thầu công khai để lựa chọn NXB đủ năng lực in ấn tài liệu GDĐP các cấp học theo hình thức tạm ứng vốn in ấn và phát hành tài liệu để thu hồi vốn. Sở GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh cho phép thuê đơn vị tư vấn đấu thầu trong việc tổ chức đấu thầu lựa chọn NXB.

Nguồn kinh phí biên soạn, xây dựng, thẩm định tài liệu thuê, tư vấn thực hiện công tác đấu thầu do ngân sách nhà nước chi trả. Kinh phí in ấn, phát hành do đơn vị trúng thầu tự ứng vốn.

Mục đích, bảo đảm quy định của pháp luật như, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giá, Luật Đấu thầu …

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lộ trình học ielts 6.0