TPHCM triển khai biên soạn tài liệu giáo dục địa phương các lớp cuối cấp

GD&TĐ - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định thành lập Ban biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) lớp 9 và 12.

Tiết học của học sinh Trường tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12).
Tiết học của học sinh Trường tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12).

Theo đó, Ban biên soạn tài liệu giáo dục địa phương gồm 11 thành viên ở từng khối lớp 9 và 12.

Các thành viên tham gia nhóm biên soạn gồm cán bộ quản lý, đại diện phòng, ban chuyên môn của Sở GD&ĐT TPHCM, giảng viên các trường đại học, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố.

Ban biên soạn tài liệu GDĐP có nhiệm vụ cụ thể hóa mục tiêu của chương trình giáo dục góp phần xây dựng các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nội dung từng bài học để bảo đảm tính thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ.

Ngoài ra, Ban biên soạn cần đảm bảo vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo; vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐP theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Năm học tới, 2024 - 2025 là năm học triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến các lớp cuối cấp (lớp 5, 9, 12), cũng là năm hoàn thành lộ trình chuyển đổi sang Chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thành lập ban biên soạn tài liệu GDĐP nhằm triển khai phù hợp với tiến độ thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.