Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu mới đây đã dội một gáo nước lạnh vào đề xuất của Tư lệnh Quân đội Anh, tướng Patrick Sanders rằng, công dân nên chuẩn bị cầm vũ khí cho một cuộc chiến có thể sắp xảy ra.
Tướng Sanders, người luôn kêu gọi mở rộng lực lượng vũ trang của Vương quốc Anh, cho biết trong một bài phát biểu hôm 24/1 rằng, cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev đã cho thấy công dân được huấn luyện và trang bị vũ khí thường có thể tạo ra sự khác biệt trên chiến trường.
Ông nói thêm rằng, quân đội Anh hiện không được trang bị đầy đủ để xử lý các mối đe dọa trong bối cảnh địa chính trị hiện đại.
“Những người bạn của chúng tôi ở Đông và Bắc Âu, những người cảm thấy mối đe dọa tiềm tàng đang đến gần một cách sâu sắc hơn, đã hành động thận trọng, đặt nền móng cho việc huy động toàn quốc”, tướng Patrick Sanders nói.
Ông Marcel Ciolacu - Thủ tướng Romania, thành viên NATO kể từ mùa hè năm ngoái, đã bác bỏ tuyên bố của tướng Sanders trong bình luận với các phóng viên hôm 26/1.
“Không cần phải chuẩn bị cho chiến tranh”, ông Ciolacu nói, khi trả lời câu hỏi về những lo ngại có thể có của Bucharest về cuộc xung đột Ukraine lan sang phần còn lại của châu Âu.
Theo số liệu của chính phủ công bố năm ngoái, Quân đội Anh có khoảng 75.000 quân nhân tại ngũ được đào tạo bài bản. 60.000 người khác được cho là đang phục vụ trong Hải quân và Không quân Anh.
London chi khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm cho quân đội, và trong khi bày tỏ ý định mở rộng con số đó lên 2,5%, tướng Sanders đã kêu gọi quân đội tăng số lượng lên 120.000 quân nhân tại ngũ - tổng cộng ông ấy khẳng định "là chưa đủ."
Phố Downing đã tránh xa những bình luận của tướng Sanders hôm 24/1, nói trong một thông báo rằng, “các kịch bản giả định” của người đứng đầu quân đội là “không hữu ích”.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng bác bỏ đề xuất quay trở lại phục vụ quốc gia ở Anh lần đầu tiên kể từ những năm 1960.
Trong bình luận của mình hôm 24/1, Tư lệnh quân đội Anh đã trích dẫn ví dụ về Thụy Điển – quốc gia đã chuyển sang hình thức nghĩa vụ quốc gia khi tư cách thành viên đầy đủ của NATO vẫy gọi.
Phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York hôm 24/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bác bỏ suy đoán rằng, Moscow sẽ tìm cách lôi kéo các nước khác vào xung đột.
“Chúng tôi đã trải qua các cuộc chiến tranh lớn nhiều lần trong lịch sử của mình. Không ai muốn một cuộc chiến tranh lớn”, ông Lavrov nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với tờ Bild hôm 26/1 rằng, hiện tại không có nguy cơ xảy ra “một cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO hoặc bất kỳ quốc gia đối tác NATO nào”.
Trong một cuộc khảo sát do Viện Đánh giá và Chiến lược Romania thực hiện năm ngoái, cho thấy, khoảng 63% số người được hỏi ủng hộ việc Bucharest tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Một cuộc khảo sát riêng từ tháng 9 năm ngoái cho thấy, chỉ hơn một nửa người Romania ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO và Liên minh châu Âu.