Thành viên của Ủy ban Nghị viện Ai Cập: Ai Cập có thể độc lập đưa ra quyết định về các cơ chế hợp tác kỹ thuật quân sự

GD&TĐ - Áp lực Mỹ gây ra cho Ai Cập vì các chính sách đối ngoại độc lập và mong muốn phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự của nước này với Nga, cũng như các mối đe dọa gần đây của chính quyền ông Trump đã vi phạm các quy tắc ngoại giao và là sự can thiệp “quá giới hạn” vào vấn đề nội bộ của Ai Cập.

Máy bay chiến đấu Su-35.
Máy bay chiến đấu Su-35.

Nhận định trên được thành viên của Ủy ban Nghị viện Ai Cập về An ninh Quốc gia, ông Yahya al-Kidwani trả lời với RIA Novosti.

Trước đó, Tạp chí Phố Wall đã đưa tin rằng Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ trong một lá thư chung đã cảnh báo chính quyền Ai Cập về sự nguy hiểm của các lệnh trừng phạt trong trường hợp nếu nước này mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Thứ Sáu tuần trước, một đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đã trả lời các phóng viên rằng Washington đang "làm việc" với Ai Cập để ngăn chặn việc mua máy bay Nga.

“Cuộc thảo luận về việc đưa ra các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Ai Cập vì hợp tác quân sự với Nga, bao gồm ký kết thỏa thuận vũ khí, tham gia vào dự án các máy bay chiến đấu hiện đại - Những tuyên bố như vậy vượt quá tiêu chuẩn các quy tắc ngoại giao và không thể chấp nhận được. Chúng tôi coi đây là một sự can thiệp quá giới hạn vào các vấn đề nội bộ của Ai Cập, "ông nói.

Ông nhắc lại rằng "Ai Cập là một quốc gia có chủ quyền, có thể độc lập đưa ra quyết định về các cơ chế hợp tác kỹ thuật quân sự với các quốc gia khác nhau trên thế giới, tùy thuộc vào nhu cầu bảo vệ lợi ích của mình".

Ông Al-Kidwani nhấn mạnh rằng chiến lược của Ai Cậpđa dạng hóa nguồn vũ khí. Theo lời ông, trong lĩnh vực này Ai Cập đang hợp tác với Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp và Mỹ.

"Ai Cập sẽ không chịu khuất phục trước áp lực của Mỹ, sẽ không thay đổi chính sách để làm hài lòng nước này, cũng như không có ý định từ chối tăng cường hợp tác với Nga trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả quân đội", nghị sĩ nói. Ông nói thêm rằng đối thoại giữa Ai Cập và Nga đề cập về các cuộc tập trận chung, vũ khí và trao đổi thông tin.

"Ai Cập là một quốc gia rộng lớn, hành động theo lợi ích của chính mình và không chấp nhận mệnh lệnh từ bên ngoài", nghị sĩ kết luận.

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ