Thành phần tội phạm ở TPHCM có dấu hiệu trẻ hóa

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tình trạng “tội phạm đường phố” trên địa bàn TPHCM vẫn có dấu hiệu tiếp diễn, ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh xã hội.

Cơ quan Công an thu giữ tang vật và phương tiện cua các đối tượng trộm cắp (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Cơ quan Công an thu giữ tang vật và phương tiện cua các đối tượng trộm cắp (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)

Công an TPHCM cho biết, năm 2022, trên địa bàn ghi nhận xảy ra 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 156 vụ so với năm 2019). Trong đó, ghi nhận 2.816 vụ tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản (cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản) trên đường phố, giảm 312 vụ so với cùng kỳ năm 2019.

Đại tá Trần Văn Hiếu (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM) đánh giá, số vụ tội phạm xâm phạm sở hữu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao (66,01%) trong cơ cấu tội phạm về trật tự xã hội.

Công an thành phố đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, lực lượng tập trung triển khai nhiều biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh nhằm kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm. Tuy nhiên, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, đua xe, cố ý gây thương tích... xảy ra trên đường phố vẫn diễn biến phức tạp.

Ngoài những vụ việc không có tổ chức hoặc chỉ nhóm nhỏ, lực lượng chức năng còn ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đối tượng, băng nhóm hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi.

Những đối tượng này thường rất manh động, thể hiện rõ quyết tâm thực hiện hành vi đến cùng, bất chấp nguy hiểm tính mạng, sức khỏe của người khác, sẵn sàng sử dụng vũ khí, hung khí chống trả lại lực lượng truy bắt khiến người dân và dư luận hoang mang.

Đại tá Mai Hoàng (Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TPHCM) nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ tội phạm. Trong đó, có thể kể đến ảnh hưởng của hậu dịch bệnh COVID-19 và sự suy thoái của nền kinh tế suốt thời gian qua.

Qua rà soát, các đối tượng nghi vấn phạm tội ngoài đường phố đều không cư ngụ tại địa phương mà chủ yếu thuê nhà trọ, khách sạn để lưu trú, tụ tập. Những đối tượng này thường xuyên thay đổi nơi ở, di chuyển liên tục trên nhiều tuyến đường, thực hiện hành vi phạm tội trên nhiều địa bàn.

Điều này cho thấy, tội phạm đường phố không chỉ gia tăng về số lượng mà thủ đoạn cũng dần trở nên tinh vi, xảo quyệt, nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan chức năng, gây khó khăn trong công tác điều tra, truy xét.

Một vấn đề khác các cấp các ngành cần lưu tâm chính là thành phần phạm tội ngày càng phức tạp, trẻ hóa. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, trong năm 2022 có 2.628 trường hợp phạm tội là thanh thiếu niên dưới 30 tuổi, chiếm 52,85% tổng số đối tượng bị bắt giữ. Hầu hết những đối tượng này đều phạm tội lần đầu, không nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không ổn định, trình độ học vấn thấp, lười lao động.

Sau khi gây án, các đối tượng thường tẩu tán tài sản, lấy tiền phục vụ lối sống thiếu lành mạnh, ăn chơi, cờ bạc, ma túy, hút chích, đồng thời chuẩn bị công cụ, phương tiện gây án cho lần sau.


Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...