Thanh Hóa: Xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2

GD&TĐ - Một ổ dịch tả lợn châu Phi vừa được phát hiện ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), buộc cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi phải tiêu hủy cả đàn lợn lẫn số lượng thức ăn chăn nuôi.

Tiêu hủy số lợn bị dịch tả châu Phi.
Tiêu hủy số lợn bị dịch tả châu Phi.

Ngày 7/3, theo báo cáo của UBND huyện Thiệu Hóa, vào ngày 5/3, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Thiệu Phúc về việc đàn lợn của ông Nguyễn Khắc Hùng,  ở xóm 1, xã Thiệu Phúc có 4 con bị ốm chết bất thường, UBND huyện đã chỉ đạo Trạm thú y huyện đấu mối với Chi cục thú y tỉnh kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy bệnh 3 mẫu gửi đi xét nghiệm.

Đến 22h cùng ngày cho kết quả 3/3 mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong đêm 5/3, UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy toàn bộ đàn lợn (10 con) của gia đình ông Hùng với tổng trọng lượng 880kg và 125 kg thức ăn chăn nuôi.

Ngay sau đó, huyện Thiệu Hóa đã phát đi thông báo tới các địa phương trong huyện đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Ngoài các biện pháp khoanh vùng, khống chế dịch, huyện Thiệu Hóa cũng thành lập 5 chốt kiểm dịch cấp huyện, 3 chốt kiểm dịch tại xã Thiệu Phúc và chỉ đạo các xã thành lập chốt kiểm soát 24/24 đối với lợn và các sản phẩm từ lợn.

Trước đó, ngày 24/2, ổ dịch tả lợn châu Phi cũng đã được phát hiện tại trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh (tại thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Tại ổ dịch này, cơ quan chức năng đã phải tiến hành tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn với tổng trọng lượng hơn 5,8 tấn.

Hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 trang trại, hơn 2.300 gia trại và hơn 190.000 hộ chăn nuôi, với tổng đàn lợn 1,2 triệu con.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.