Thanh Hóa: Phát hiện nhiều sai phạm trong ngành giáo dục Quan Hóa

Thanh Hóa:  Phát hiện nhiều sai phạm trong ngành giáo dục Quan Hóa

Trước đó, ngày 26/11/2019, Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kết luận Thanh tra một số trường học trên địa bàn huyện Quan Hóa.

Kết luận của Thanh tra Sở GD, nêu: Trường THCS&THPT Quan Hoá không dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật (đối với bậc THCS). Trường THCS Nam Tiến không dạy môn Mỹ thuật, Tin học (từ năm học 2016-2017). Trường THCS thị trấn Hồi Xuân phân công giáo viên các môn Lịch sử, Sinh học, Toán học dạy Công nghệ vì không có giáo viên môn Công nghệ.

Qua công tác thanh tra, Thanh tra Sở phát hiện Trường THCS Nam Tiến thừa 2 biên chế (bình quân 2,4 giáo viên/lớp). Trường Mầm non Thiên Phủ bình quân 2,17 giáo viên/lớp (tính theo nhu cầu, thì thừa 5 giáo viên, thiếu 1 nhân viên).

Đặc biệt, trong năm học 2018-2019, một số trường học trên địa bàn huyện Quan Hóa thu tiền sai quy định, gồm: Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Quan Hóa đã thu quỹ cha mẹ học sinh (CMHS) trường 400.000đồng/phụ huynh. Hội CMHS thu 30.000 đ đồng/phụ huynh để hỗ trợ các tổ chức đoàn thể. Vận động tài trợ xã hội hóa, để mua 30 bộ bàn ghế ăn cơm, 1 tivi với tổng số tiền 78.000.000 đồng, nhưng không có dự toán chi tiết.

 
Kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT Thanh Hóa. 

Trường THCS&THPT Quan Hoá đã  thu Quỹ CMHS trường 100.000 đồng/phụ huynh, áo đồng phục từ 200.000 đồng đến 230.000 đồng/học sinh và mua sắm dụng cụ lao động vệ sinh 50.000 đồng/học sinh.

Trường THPT Quan Hoá đã thu quỹ CMHS lớp 150.000đ/phụ huynh, tiền giấy thi 50.000 đồng/học sinh và tiền vệ sinh 40.000 đồng/học sinh.

Cũng theo kết luận Thanh tra, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa chưa có sổ theo dõi văn bản đến, lưu một số văn bản đi chưa đóng dấu. Năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa không thẩm định các khoản thu cho các nhà trường, dẫn đến một số trường còn thực hiện khoản thu sai quy định.

Một số trường không có sổ theo dõi văn bản đi, ban hành một số văn bàn nội bộ chưa đúng thể thức quy định. Thiếu hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, đến. Chưa ban hành quy chế quản lý, sử dụng sổ điểm điện tử.

Đội ngũ các trường thừa, thiếu cục bộ. Có trường không dạy môn đặc thù, phân công giáo viên dạy không đúng chuyên môn...và một số trường thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách không đúng quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDDT của Bộ GD&ĐT.

Trên cơ sở kiểm tra, Thanh tra Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường lưu trữ, ban hành văn bản triển khai nhiệm vụ năm học và văn bản quản lý nội bộ theo đúng quy định. Bổ sung các loại hồ sơ hoạt động giáo dục còn thiếu. Ban hành Quy chế và quản lý việc sử dụng sổ điểm điện tử.

Thanh tra Sở cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa phải báo cáo việc thiếu giáo viên đặc thù, phân công giáo viên dạy chéo môn đang diễn ra tại một số trường. Đồng thời, thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa phối họp với phòng Nội vụ rà soát việc thừa, thiếu giáo viên tại các trường. Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện điều chuyển, bố trí giáo viên tại các trường, nhằm khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ. Chỉ đạo các trường khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên. Báo cáo kết quả khắc phục từng nội dung bằng văn bản gửi về Thanh tra Sở GD&ĐT  trước ngày 15/12/2019.

Theo tìm hiểu của phóng viên GD&TĐ, mặc dù Thanh tra Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa xử lý, khắc phục tồn tại, hạn chế. Tuy nhiên, đến thời điểm gần giữa tháng 3/2020, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa vẫn  “án binh bất động”, vì....ông Ngô Phi Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa, cho biết: "Phòng không nhận được kết luận của Thanh tra Sở"..

Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.