Xây dựng sức mạnh tập thể dựa trên sự tôn trọng từng cá nhân
Đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Toshiya Miura là một đội hình cơ bắp, kỷ luật, theo đuổi triết lý bóng đá thực dụng. Dưới thời ông Miura, chúng ta thắng đối thủ Thái Lan dễ hơn, tuy nhiên đọng lại trong người hâm mộ chỉ là những hình ảnh của một đội tuyển xấu xí, ít cầm bóng, chăm đuổi theo đối phương và phạm lỗi thô bạo.
Miura tạo nên một tập thể vững chắc và thực dụng đến nỗi từng cá nhân hầu như quên đi bản năng của mình. Thần đồng của Hoàng Anh Gia Lai - Công Phượng tịt ngòi liên tục khi lên tuyển dưới thời Miura là một ví dụ.
Theo mô hình giáo dục truyền thống, học sinh không có một sân chơi để thể hiện quan điểm cá nhân và phát triển những năng lực của cá nhân.
Trong lớp học, giáo viên là trung tâm, là huấn luyện viên; học sinh là cầu thủ và sẽ “học” theo chỉ đạo của huấn luyện viên. Hầu hết học sinh lại bị áp đặt “lối chơi” như nhau; một tập thể trường lớp sẽ đoạt giải thi đua đạt kết quả tốt nhưng từng “cầu thủ” trong đó ngày càng thui chột bản năng khám phá và tư duy sáng tạo.
Lối chơi dưới thời Miura thất bại sau 2 năm thử nghiệm, tập thể trường lớp đạt giải thi đua cũng sản sinh ra những học trò “tịt ngòi” sau khi giành lấy tấm bằng đại học.
Thầy Park – người tạo cảm hứng cho U23 Việt Nam (Nguồn: Internet) |
Đừng bao giờ mất niềm tin vào học sinh và con trẻ
Những con phố Sài Gòn tràn ngập cờ đỏ lần cuối là năm 2008, cú đánh đầu lịch sử của Công Vinh vào lưới Thái Lan, giành lấy chiếc cúp AFF Đông Nam Á danh giá. Người hâm mộ Việt Nam được đưa lên cao hy vọng của họ hoàn toàn đặt hết vào đội tuyển Việt Nam.
Tuy nhiên 9 năm sau đó, vẫn là những thất bại tròn trĩnh. Người hâm mộ dường như chịu quá nhiều thất vọng, nhưng mỗi khi Việt Nam đá thì họ vẫn luôn dõi theo.
Điều đáng nói ở đây, những học sinh học yếu trong lớp “hình như” đã bị các giáo viên gạt bỏ sang một bên sau một thời gian “khó đào tạo”, cha mẹ thì suốt ngày so sánh con mình với “con nhà người ta”, tạo nên một tâm lý rất tiêu cực cho đứa trẻ.
“Nếu bạn không ở bên cạnh đội bóng lúc gian nan, thì cũng đừng ăn mừng khi đội bóng chiến thắng.” (Nguồn: Internet) |
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Giám đốc Điều hành Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool, một người cũng rất yêu mến bóng đá Việt Nam từng chia sẻ:
“Với chúng tôi, những nhà làm giáo dục hội nhập quốc tế, không có một học sinh nào yếu kém, chỉ có những người thầy giáo yếu kém chưa tìm được những tài năng thiên bẩm của các em mà thôi. Đâu đó trong mỗi người, họ đều giỏi một thứ gì đó, nhiệm vụ của chúng tôi không phải là đồng bộ học lực mà là phát huy tiềm năng cá nhân của mỗi học sinh.”
Lớp học hiện đại tại iSchool là nơi học sinh được nhận sự tin tưởng và tự do thể hiện tài năng cá nhận |
Người hâm mộ bóng đá có một câu nói rất hay: “Nếu bạn không ở bên cạnh đội bóng lúc gian nan, thì cũng đừng ăn mừng khi đội bóng chiến thắng.” Những giáo viên, những bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ rơi và mất niềm tin vào học sinh, vào đứa trẻ của mình.
Nếu Park Hang-seo và người hâm mộ bóng đá đã luôn tin tưởng và cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam, vậy thì chúng ta hãy dành những niềm tin chân thành nhất cho học sinh. Biết đâu được, cậu học sinh đó rồi sẽ như Quang Hải và Tiến Dũng hôm nay.