Mọi người hành động để có thể mang lại cho con mình một cuộc sống tốt đẹp. Mọi người làm việc chăm chỉ để có thể hoàn thành một dự án lớn, được thăng chức, hoặc kiếm đủ tài chính hỗ trợ gia đình.
Các mục tiêu mang lại ý nghĩa cho những hành động rời rạc. Và, việc thực hiện các hành động rời rạc giúp kết nối chúng ta với mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khi các chuỗi đã được thiết lập này bị gián đoạn, bất cứ ai cũng có thể cảm thấy như đang tách rời khỏi mục tiêu.
Việc đó như thể, chúng ta đã rời khỏi cung đường quen thuộc. Mặc dù vẫn tiếp tục di chuyển, nhưng hầu như không ai chắc chắn về hướng đi của mình. Đặc biệt, khi phá vỡ các thói quen, chúng ta có thể cảm thấy không hoàn toàn là chính mình.
Mặc dù, bản thân đại dịch không mang lại gì ngoài đau khổ, nhưng có lẽ, cách nhận thức của mỗi người có thể dẫn đến thay đổi tích cực, giúp cải thiện cuộc sống. Và, có vô số cách để nhận thức được cách nhịp điệu của thời gian kết nối với ý nghĩa cuộc sống.
Các chuyên gia cho rằng, trước hết, mỗi cá nhân cần lưu ý cách thức hình thành thói quen và xem xét lại những hành động thường xuyên. Ví dụ, nhiều người cho biết đã dành nhiều thời gian ăn tối bên gia đình hơn trong thời Covid-19. Và, khi các hành động bị gián đoạn do đại dịch, bất cứ ai cũng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại. Hoặc, có thể lựa chọn tiếp tục hướng tới các mục tiêu lớn hơn. Ví dụ, đối với một số người, đại dịch có thể đồng nghĩa là họ sẽ tổ chức cuộc họp qua Zoom hiệu quả, dễ dàng bảo vệ sức khỏe hơn.
Có lẽ, sự bùng phát của đại dịch cũng khiến mỗi cá nhân biết trân trọng những sự kiện xảy ra trong cuộc đời, như dịp năm mới, hay đơn giản là ngày sinh nhật. Chúng ta cảm thấy sống động nhất khi các hành động diễn ra theo trình tự và kết nối với một mục tiêu. Chúng ta cảm thấy hài lòng nhất khi các chuỗi hành động của mình liền mạch với những công việc khác.
Hậu đại dịch, những hành động từng bị coi là nhàm chán bởi sự lặp đi lặp lại như sử dụng tàu điện ngầm, “kẹt cứng” trên đường đi làm... cũng có thể “bất ngờ” trở thành điều ý nghĩa. Cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra là bước ngoặt trong câu chuyện cá nhân của mỗi người và trong những câu chuyện lớn của nhân loại. Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Covid-19 đã thay đổi cách mỗi người sử dụng quỹ thời gian của mình. Song, có lẽ, ở một khía cạnh khác, đại dịch dường như giúp mỗi cá nhân có chủ ý hơn về cách sử dụng và tổ chức thời gian. Từ đó, cùng những nhận thức như vậy, chúng ta có thể đạt được cảm giác về mục đích chung, cùng nhau xây dựng những điều mới và làm cuộc sống trong tương lai thêm phong phú.