Châu Âu “quay cuồng” vì đại dịch, WHO tuyên bố nước nghèo sắp có vaccine

GD&TĐ - Số ca mắc Covid-19 ở châu Âu đã vượt 25 triệu vào hôm qua (7/1), theo Reuters. Trong đó một số quốc gia đang khôi phục hoặc gia hạn lệnh phong tỏa vì dịch bùng phát lại, đe dọa áp đảo các dịch vụ y tế.

Nhật Bản tuyên bố phong tỏa thủ đô để chống dịch.
Nhật Bản tuyên bố phong tỏa thủ đô để chống dịch.

Châu Âu đã ghi nhận ít nhất 24.016.506 ca mắc Covid-19 và 559.863 trường hợp tử vong để từ khi bắt đầu đại dịch. Gần đây, cứ 4 ngày trôi qua, châu lục này báo cáo hơn 1 triệu ca mắc mới. Dù chỉ chiếm 1/10 dân số thế giới, châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất với gần 30% số ca mắc và tử vong toàn cầu.

Tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hôm 5/1, cảnh báo biến chủng virus corona lần đầu phát hiện tại đây đang lây lan nhanh đến nỗi có thể áp đảo hệ thống y tế trong vòng 21 ngày.

Đức - quốc gia hiện đang báo cáo số người chết hàng ngày cao nhất trong khu vực với hơn 600 ca tử vong mỗi ngày trong khoảng 1 tuần. Nước này đã phải kéo dài lệnh phong tỏa quốc gia cho tới cuối tháng 1. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo các bệnh viện trên cả nước đã quá tải, đặc biệt là các đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Tại Italy, các hạn chế được áp dụng trong kỳ nghỉ Giáng sinh được gia hạn tới 15/1, trong khi ở Hy Lạp, chính phủ áp lệnh cấm nghiêm ngặt từ 3/1 đến 11/1.

Các đợt bùng phát mới đã thúc đẩy những cuộc tranh luận về cách triển khai vaccine trên toàn khu vực, một số quốc gia đang cân nhắc tham gia cùng Anh để tiêm cho càng nhiều người càng tốt với một liều duy nhất.

Các quốc gia Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn 30% số ca bệnh trong khu vực – theo phân tích của Reuters. Nga - quốc gia châu Âu đầu tiên báo cáo hơn 3 triệu ca mắc vào tháng trước - chỉ xếp sau các nước bị ảnh hưởng nặng nhất thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Brazil.

Tại Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihide Suga đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và 3 tỉnh lân cận vào hôm qua để chống lại số ca mắc Covid-19 tăng mạnh. Tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực vào hôm nay và kéo dài đến hết ngày 7/2. Nhật Bản có số ca mắc cao nhất vào hôm 6/1, trong đó Tokyo thông báo số ca mắc mới kỷ lục 2.447 vào hôm qua.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các quốc gia nghèo nhất có thể bắt đầu nhận vaccine Covid-19 đầu tiên từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2. Việc tiêm chủng đã được tiến hành ở một số nước giàu nhất thế giới như Mỹ, Anh, các nước thuộc EU và Canada.

Nỗ lực thu mua và phân phối vaccine tập hợp toàn cầu có tên COVAX đã đạt được các thỏa thuận để đảm bảo 2 tỷ liều. Liều đầu tiên trong số đó sẽ bắt đầu được tung ra trong vòng vài tuần, đại diện Kate O’Brien của WHO cho hay. COVAX đặt mục tiêu đảm bảo vaccine cho 20% dân số ở mỗi quốc gia tham gia vào cuối năm với nguồn tài chính được chi trả cho 92 nền kinh tế có thu nhập trung bình và thấp tham gia vào chương trình.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.