Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hôm 22/9, câu thần chú nhiều khả năng do một pháp sư viết ra, nhưng nó được ghi bằng một loại ngôn ngữ lạ.
Nhóm nghiên cứu gọi đây là ngôn ngữ giả tiếng Arab. Họ cho biết các chữ cái có nguồn gốc Hy Lạp và những biểu tượng phép thuật cũng hiện diện trên cuộn giấy. Theo họ, người Hồi giáo và người Cơ Đốc giáo đều nói tiếng Arab ở Jordan vào thế kỷ 8.
Theo Ancient Origins, việc cán mỏng những phiến vàng, bạc, chì hoặc hợp kim và khắc thần chú trên trên rất phổ biến ở thế giới cổ đại. Các pháp sư cũng viết thần chú lên giấy cói, một loại giấy có thể trải rộng để đọc.
Tuy nhiên, những cuộn kim loại rất khó gỡ ra mà không gây hư hại. Văn bản khắc trên kim loại không phải để đọc. Sau khi cuộn lại, chúng được đặt trong bùa hộ mệnh trên cơ thể hoặc quanh nhà như một món đồ giải hạn, nhằm xua đuổi quỷ dữ hoặc vận rủi.
Năm 2014, các nhà khảo cổ học tìm thấy bùa hộ mạng chứa cuộn giấy bạc trong khi khai quật một ngôi nhà bị động đất phá hủy, có niên đại vào năm 749 trước Công nguyên. Họ phát hiện những đồng xu, đồ gốm sứ, chai lọ thủy tinh, đồ trang sức và cuộn giấy bạc dày 0,15 mm, dài 42 mm và đường kính 8 mm. Họ đã cẩn thận tách cuộn giấy khỏi hộp chì bên ngoài sau khi tiến hành làm sạch và phục dựng.