Thảm cảnh không đủ chỗ chôn 900 người chết vì lật thuyền

"Chúng tôi bị sa lầy. Thậm chí cả nghĩa trang Sicily cũng không đủ chỗ để chôn cất người di cư chết vì lật thuyền" - Bộ trưởng Các vấn đề Châu Âu của Ý cho hay.

Giải cứu người di cư bị lật thuyền.
Giải cứu người di cư bị lật thuyền.
Vì vị trí nằm gần với bờ biển Bắc Phi, nên Ý gánh trách nhiệm trước nhất giải quyết cuộc khủng hoảng di dân của lục địa Châu Âu. Một chương trình tìm kiếm cứu hộ mang tên Mare Nostrum của Ý đã giải cứu được hơn 160.000 người di cư trong vòng 1 năm. Nhưng chương trình này kết thúc vào tháng 10 năm ngoái vì thiếu kinh phí và bị EU chỉ trích vì cho rằng, nó chỉ khuyến khích người di cư vượt Địa Trung Hải.

Các nhà chức trách vẫn chưa biết số phận của nhiều người vẫn đang mất tích khi chiếc thuyền từ Libya sang Châu Âu bị lật vào cuối tuần trước ở vùng biển băng giá của Địa Trung Hải. Đây có thể là một trong những thảm họa tồi tệ nhất của làn sóng di cư sang Châu Âu.

"Bọn tội phạm đưa người dân lên thuyền, thậm chí còn dùng súng. Chúng ép họ tới con đường chết" - Thủ tướng Malta, Joseph Muscat nói. "Đó thực sự không khác gì nạn diệt chủng" - ông Muscat cáo buộc.

Chiến dịch giải cứu vẫn đang tiếp tục. Một người sống sót Bangladesh cho biết, có 950 người trên tàu. Trước đó, con số ước tính đưa ra chỉ là 700 người. Người này nói còn rất nhiều nạn nhân khác mắc kẹt khi tàu chìm.

"Biển Địa Trung Hải vừa trở thành ngôi mồ tập thể" - ông Loris De Filippi, chủ tịch tổ chức "Bác sĩ không biên giới" nói. Ông so sánh số lượng người chết cao kỷ lục với số người chết trong vùng chiến sự.

Nguyên nhân của thảm kịch này là nhiều người di cư muốn đến Châu Âu bằng mọi giá. Họ tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, nhưng nhiều người bị bọn buôn người lợi dụng, đưa họ lên các chuyến tàu vượt biển.

Bọn buôn người được cho là thu của mỗi người từ 6.000-8.000 euro cho mỗi chuyến đi nguy hiểm này.
Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ