Thái Nguyên: Nhiều bãi thải cao như núi có đáng lo ngại?

GD&TĐ -  Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, nhiều bãi thải tại các mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang là nỗi lo của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi nguy cơ sạt lở, ngập úng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bãi thải của Công ty than Khánh Hoà
Bãi thải của Công ty than Khánh Hoà

Hiện nay, ở phía nam của bãi thải Tây thuộc Công ty than Khánh Hòa đang đổ thải ở mức + 165, khoảng cách giữa bãi thải và nhà cửa hoa màu của 18 hộ dân xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên cách nhau chỉ 50m, để đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác và bảo vệ môi trường, ổn định an sinh xã hội của người dân, mới đây UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo công ty lập phương án điều chỉnh mở rộng quy hoạch bãi thải và báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện bồi thường, di dời một số hộ dân.

Tuy nhiên, do công tác tái định cư cho các hộ dân gặp khó khăn vì UBND TP Thái Nguyên chưa bố trí được quỹ đất nên việc bồi thường vẫn chưa được tiến hành, người dân vẫn phải sống trong cảnh phấp phổng, chờ đợi.

Theo thiết kế đổ thải của Công ty than Khánh Hòa được phê duyệt thì chiều cao đổ thải của 02 bãi thải phía Tây và phía Nam có chiều cao từ + 190 đến + 250, chiều cao giữa các tầng đổ thải từ 30-50m, độ dốc sườn tầng thải 30 độ - 35 độ.

Người dân xóm Nam Tiền mong ngóng được bồi thường và di dời tới nơi ở mới

Người dân xóm Nam Tiền mong ngóng được bồi thường và di dời tới nơi ở mới

Để chủ động xử lý tình huống, giảm thiểu tối đa những tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân nơi tiếp giáp với khai trường, nhiều giải pháp được chính quyền địa phương phê duyệt, doanh nghiệp còn tích cực chấp hành nghiêm cho chính bản thân và người dân để đảm bảo an toàn trong sản xuất và phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão.

Dưới chân bãi thải đều được đắp đê chắn, mặt cắt tầng thường được tạo độ nghiêng nhằm thoát nước mặt vào chân tầng, không để nước chảy qua sườn tầng, sườn tầng được trồng cỏ và cây keo tránh gây sạt lở bãi thải. Trước đó, việc đổ thải tại khu vực giáp danh xóm Nam Tiền cũng đã được công ty cho dừng từ 2016.

Khác với không khí sản xuất tấp nập tại công trường mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ thuộc Công ty CP gang thép TN do giấy phép cũ hết hiệu lực nên mấy năm gần đây mỏ đã phải dừng hoạt động chờ giấy phép mới nên hàng trăm công nhân mỏ đang gặp rất nhiều khó khăn, với hy vọng “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.

Moong khai thác than của Mỏ than Phấn Mễ nằm yên bất động

Moong khai thác than của Mỏ than Phấn Mễ nằm yên bất động

Tuy nhiên, mỏ vẫn phải duy trì chế độ để chờ khi hoạt động sản xuất chở lại mọi điều kiện cần và đủ vẫn sẽ phải đáp ứng, trong đó có công tác phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn cũng là một trong những giải pháp được duy trì và theo dõi thường xuyên, với phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Để sẵn sàng đối phó với các tình huống khi có mưa bão xảy ra, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án, bố trí nhân lực vật lực cho từng vị trí xung yếu để tránh sự bất ngờ, bị động do thiên tai.

Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên mới đây cho thấy, đa phần các đơn vị thực hiện hồ sơ về quản lý bãi thải theo đúng kế hoạch phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn, bản đồ kế hoạch đổ thải, hộ chiếu đổ thải, quy trình và nội quy đúng theo phương án đã duyệt.

Trông cây chống sạt lở và chắn bụi tại khai trường Mỏ than Núi Hồng
Trông cây chống sạt lở và chắn bụi tại khai trường Mỏ than Núi Hồng

Xong bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có hồ chứa quặng đuôi và bãi thải chưa thường xuyên quan tâm đến an toàn đổ thải, vận hành hồ chứa quặng đuôi nên gây ra hiện tượng tắc tràn xả lũ, tràn bùn, nước ra ngoài môi trường qua bề mặt đắp chắn, không thực hiện đúng quy trình đổ thải… dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn.

Sở này cũng đã nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị khắc phục sớm nhất những tồn tại nêu trên để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động đổ thải và vận hành hồ chứa quặng đuôi, thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn hồ đập, bãi thải sau mỗi đợt mưa, lũ nếu phát hiện sự cố bất thường phải khẩn trương xử lý đảm bảo an toàn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ