Thái Nguyên: Không “ép” mua thiết bị học tập giá cao

GD&TĐ - Các trường đều khẳng định việc mua sắm thiết bị học tập cũng như sách tại thư viện hàng năm đều diễn ra theo nhu cầu thực tế của nhà trường và học sinh. Việc mua sắm này là do nhà trường tự lựa chọn chứ không có sự chỉ định nào từ phía Phòng GD&ĐT.

Thư viện sách của Trường THCS Hồng Tiến gồm những cuốn sách về văn học, khoa học tự nhiên...
Thư viện sách của Trường THCS Hồng Tiến gồm những cuốn sách về văn học, khoa học tự nhiên...

Báo GD&TĐ nhận được phản ánh của bạn đọc về việc bà Nguyễn Thị Lượng - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã “ép” các trường trên địa bàn kí hồ sơ mua bàn, ghế, bảng, bàn ngồi họp với giá cao gấp 3 lần thị trường…

Nội dung đơn thư cũng cho biết, các trường tiểu học trên địa bàn bị bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Phó Trưởng phòng GD&ĐT Phổ Yên ép mua truyện thiếu nhi - loại truyện chưa cần thiết trong nhà trường với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Hiện tại, trong thư viện của các nhà trường đều còn thiếu nhiều sách giáo khoa và trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng phản ánh về việc Phòng GD&ĐT còn giữ lại tiền của các đơn vị nhà trường, tự ý chi tiêu không thông qua họ. Các cuộc họp phân bổ tài chính hàng năm không có sự tham dự của hiệu trưởng. Tại cuộc họp, nếu hiệu trưởng có hỏi thì Phòng GD&ĐT trả lời không rõ ràng hoặc không trả lời.

Ngày 13/3, Báo GD&TĐ đã liên hệ xác minh nội dung bạn đọc phản ánh tại một số trường học trên địa bàn trên địa bàn thị xã Phổ Yên gồm: Trường Tiểu học Nam Tiến 2, Trường THCS Đông Cao, Trường THCS Hồng Tiến và Trường Tiểu học Hồng Tiến 1.

Quá trình xác minh, các trường nêu trên đều khẳng định việc mua sắm thiết bị học tập cũng như sách tại thư viện hàng năm đều diễn ra theo nhu cầu thực tế của nhà trường và học sinh. Tuy nhiên, việc mua sắm này là do nhà trường tự lựa chọn chứ không có sự chỉ định nào từ phía Phòng GD&ĐT.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Lữ Thị Hồng Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Tiến 1 cho biết: “Việc mua sắm trong nhà trường hàng năm vẫn diễn ra, nhưng theo nhu cầu và khi cần, chúng tôi đều làm tờ trình đề nghị để xin các cấp lãnh đạo. Sau đó chúng tôi lựa chọn đơn vị bán chứ không có ai ép buộc, từ đồ dùng bàn ghế đến sách vở thư viện, chúng tôi lựa chọn về chất lượng đến giá cả”.

Ông Nguyễn Duy Thọ - Hiệu trưởng Trường THCS Đông Cao cũng cho hay: “Xưa nay trường chưa được trang bị gì từ ngành về sách, tài liệu tham khảo. Sách học sinh, sách giáo viên nhà trường cũng hoàn toàn tự cân đối. Hàng năm, nhà trường thấy trang thiết bị xuống cấp, yếu kém sẽ tự mua sắm, cũng không có gì liên lụy đến Phòng GD&ĐT chỉ đạo hay định hướng. Những năm nhà trường khó khăn về kinh phí sẽ đề nghị Phòng GD&ĐT xin hỗ trợ từ UBND thị xã nếu có”.

Trao đổi với phóng viên, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Phổ Yên Nguyễn Thị Lượng khẳng định: “Cơ quan phòng không bao giờ có chuyện ép, vì thực tế việc phân bổ ngân sách theo Nghị quyết HĐND cấp tỉnh, cấp thị xã, Phòng GD&ĐT chỉ là cơ quan thực hiện chứ không phải cơ quan phân bổ, có thể bạn đọc chưa hiểu nên nghĩ là Phòng GD&ĐT có quyền lực lớn như vậy. Nếu tôi nói có thể không được công minh, vì vậy mời phóng viên xuống các trường để xác minh cụ thể sẽ khách quan hơn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.