Thái Lan thất bại tại AFF Cup 2018: Dấu chấm hết của một triều đại thống trị?

Việc Thái Lan bị Malaysia loại ở bán kết AFF Cup 2018 chắc chắn là bất ngờ lớn nhất của giải năm nay, đồng thời là bất ngờ lớn nhất năm của bóng đá Đông Nam Á. Thất bại đấy có thể đánh dấu sự kết thúc cho một triều đại thống trị của bóng đá Thái Lan.

Thái Lan thất bại tại AFF Cup 2018: Dấu chấm hết của một triều đại thống trị?

Khách quan mà nói, không phải Thái Lan đi xuống, mà các nền bóng đá khác tại Đông Nam Á có những bước tiến mạnh mẽ, khiến cho chính Thái Lan không lường hết được.

Trước khi loại Thái Lan ở bán kết AFF Cup 2018, Malaysia từng gây sóng gió cho Saudi Arabia tại giải U23 châu Á, từng thắng cả Hàn Quốc tại Asiad hồi giữa năm nay. Mà một đội bóng từng thắng Hàn Quốc thì ngán gì đội bóng đất Chùa Vàng?!

Bị Malaysia chặng đứng tại AFF Cup...
Bị Malaysia chặn đứng tại AFF Cup...

Thái Lan không đi xuống, bằng chứng là dàn cầu thủ của họ vẫn thi đấu khá hiện đại, và càng không thể nói Thái Lan đi xuống một khi họ đến với AFF Cup 2018 mà thiếu đến 4 trụ cột hay nhất của cả nền bóng đá, gồm một thủ môn (Kawin), một hậu vệ (Theerathon Bunmathan), một tiền vệ tổ chức (Chanathip Songkrasin) và một tiền đạo (Teerasil Dangda), tức là mỗi tuyến thiếu 1 vị trí.

Tình cảnh của đội tuyển Thái Lan lúc này cũng khá giống với tình cảnh của chính họ ở AFF Cup cách nay đúng 20 năm. Năm 1998, đội tuyển Thái Lan đến Hà Nội dự giải vô địch Đông Nam Á mà không có các ngôi sao hàng đầu Thái Lan đương thời gồm Kiatisuk hay Tawan Sripan, trước khi thua đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết với tỷ số 0-3.

Tuy nhiên, dù bóng đá Thái Lan có đi xuống hay không, vẫn phải công nhận một điều rằng đội tuyển Thái Lan giờ muốn thắng các đối thủ tại Đông Nam Á, đặc biệt là muốn thắng các đại diện của bóng đá Việt Nam, Malaysia, hay Philippines không còn dễ như trước.

... Thái Lan không còn ở thế thống trị bóng đá Đông Nam Á?
... Thái Lan không còn ở thế thống trị bóng đá Đông Nam Á?

Nguyên nhân chủ yếu đến từ mặt tinh thần. Sau thành công tại giải U23 châu Á và Asiad 2018, thành công trước nhiều đội bóng đẳng cấp châu lục, nhiều cầu thủ của Malaysia, của Việt Nam tự tin hẳn lên.

Tâm lý của các nền bóng đá Malaysia hay Việt Nam lúc này nằm ở chỗ nếu đã đá đàng hoàng với các đội bóng ở châu Á, có đội còn mạnh hơn cả Thái Lan, thì còn sợ gì đội bóng đất Chùa Vàng?!

Về mặt kỹ thuật, một số nền bóng đá ở Đông Nam Á, nhất là bóng đá Việt Nam đã và đang đào tạo được nhiều cầu thủ có chất lượng, có nền tảng kỹ thuật tốt, nên từng bước các cầu thủ này nâng chất đội tuyển quốc gia nước mình, rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật với bóng đá Thái Lan.

Dĩ nhiên, không vì một trận đấu xuất phát từ chỗ Thái Lan bị Malaysia loại ở bán kết AFF Cup, mà nói rằng bóng đá Malaysia hay các nền bóng đá còn lại tại Đông Nam Á đã bắt kịp hoặc vượt mặt bóng đá Thái Lan.

Họ vẫn là nền bóng đá mạnh, rất mạnh ở khu vực Đông Nam Á, nhưng có thể từ sau thất bại ở AFF Cup năm nay, sẽ không còn cảnh Thái Lan dễ dàng thống trị bóng đá Đông Nam Á, không còn cảnh Thái Lan dễ dàng bại mọi đối thủ trong khu vực, hoặc muốn vô địch là vô địch như vài năm trước!

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ