Các đơn vị được giao nhiệm vụ gồm: Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; UBND huyện, thành phố.
Đáng chú ý, UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Tăng cường tổ chức hoặc phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện/thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, nhất là việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, số điện thoại, đường dây nóng và địa chỉ email để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những tiêu cực, vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm…
UBND huyện/thành phố chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm trực tiếp về quản lý nhà nước trên địa bàn đối với các hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền.
Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; chấn chỉnh kịp thời các hoạt động dạy thêm, học thêm có dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, nhất là việc dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học.
Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.
UBND huyện/thành phố cũng phải thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, số điện thoại, đường dây nóng và địa chỉ email để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân về những tiêu cực, vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm.