Hiểu đúng về dạy, học thêm

GD&TĐ - Dù ở thời điểm nào, cha mẹ hay các em lựa chọn học thêm thì cũng phải tìm hiểu cho được việc học này tác động vào đâu, vào nhận thức hay năng lực?

Học sinh có thể mệt mỏi vì lịch học chính và học thêm không được sắp xếp khoa học. Ảnh minh họa: INT
Học sinh có thể mệt mỏi vì lịch học chính và học thêm không được sắp xếp khoa học. Ảnh minh họa: INT

Giáo viên được phép dạy thêm. Học sinh có nhu cầu học thêm. Tôi cho là hoàn toàn đúng, hai luận điểm đó chẳng có gì mâu thuẫn cả.

Vấn đề là giáo viên được phép dạy thêm khi nào? Làm thế nào để giáo viên được phép dạy thêm? Học sinh thật sự cần học thêm khi nào và nên học thêm như thế nào thì tốt cho sự phát triển của các em?

Hiện nay, giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình đang được phân công dạy chính thức. Giáo viên dạy thêm nhưng không mang cho các em cái gì ngoài thời gian cho việc học và cả sự chịu đựng!!! Giáo viên chẳng tạo dựng môi trường học thêm tử tế, chuyên nghiệp, có chăng là sự tạm bợ, ảnh hưởng nhiều đến cả sức khoẻ của các em. Và giáo viên chấp nhận, tìm cách để được dạy ở một trường công có tên tuổi, để phục vụ mục đích dạy thêm cho cá nhân.

Tôi có không ít học trò thừa nhận rằng đó là “con đường” các bạn ấy đã đi và sẽ đi. Khi tôi phản biện các bạn ấy rằng “cách làm đó có chính trực, có phù hợp với đạo đức nhà giáo”? Thì các bạn ấy tâm sự thế này: Dù có vào biên chế, thì thu nhập cũng không đủ sống. Trong khi thu nhập dạy thêm rất cao, rất dễ. Dạy thêm là nguồn thu chính của họ. Uy tín của giáo viên lâu lâu mới được đảm bảo. Nhưng nếu được dựa vào uy tín của trường học, phụ huynh sẽ tin tưởng, như thế thì rất dễ tổ chức việc dạy thêm.

Quản lý dạy thêm để học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi. Ảnh minh họa: ITN

Quản lý dạy thêm để học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi. Ảnh minh họa: ITN

Bằng kinh nghiệm của mình, tôi phản biện với họ như thế này:

Dạy thêm có thể là một nguồn sống tốt, điều đó hoàn toàn hợp lý, vì có những giáo viên sống 100% bằng làm việc ở các trường rất chính đáng luôn. Nhưng họ phải chịu trách nhiệm về việc làm đó. Chẳng hạn, muốn dạy thêm thì phải có chương trình, có nội dung, có cơ sở vật chất… khi có đầy đủ những điều đó, thì sẽ được cấp phép. Phải minh bạch như vậy thì xứng đáng để được làm.

Dựa vào uy tín của trường, kiểu “ở đây dạy luyện thi vào trường A, B, …”. Chẳng có sai gì, nhưng ai sẽ bảo đảm điều đó là “thật”, giống như kiểu “bán hàng”. Tất nhiên, về lâu dài, qua từng năm, uy tín của “nơi bán hàng” đó sẽ được khẳng định thôi.

Nhưng ai cũng biết, số lượng tuyển sinh của mỗi trường có hạn. Nhưng cứ ùn ùn luyện thi. Thế là từ đây sẽ phát sinh học tràn lan, học luyện, học ép là vì thế! Trong khi nếu được cấp phép, nhà quản lí sẽ điều phối, sẽ giúp chính các thầy cô giáo nhìn lại mục đích dạy thêm, cách làm của mình cho hợp lí.

Sau khi nghe tôi phản biện, có những cái cúi đầu. Sự thừa nhận “thiếu chính trực” trong lựa chọn của họ khiến cho việc dạy học méo mó. Thực ra còn méo mó cho chính mỗi chúng ta nữa đấy. Nhưng phải lâu lâu mới nhận ra, và lâu lâu ta cũng muốn trở thành người chính trực.

Nếu hỏi bọn trẻ, sẽ rất ít trong số những đứa trẻ đang học thêm kia trả lời được. Có chăng, chúng lại bảo: “Con không muốn đi học đâu, bố mẹ bắt con đi đấy chứ!”. Nên chuyện học thêm sẽ rất ít có tác dụng với sự phát triển của đứa trẻ nếu nó không tác động được vào sự tự chủ, vào năng lực, vào tư duy của các em.

Người ta nói học thêm, có nghĩa là nên để bù lấp những gì “học chính” chưa làm được mà các em rất cần. Và đương nhiên, các điều kiện học tập là phải hợp lí cả về mặt thời gian, tiền bạc nữa. Cực lực phản đối chuyện em học sinh nào đó học thêm tối ngày, không còn cả thời gian để “nghĩ”, để sống cân bằng với sức khoẻ, tinh thần của các em. Điều này xảy ra có hại rất lớn cho từng em, lại còn để lại gánh nặng rất lớn cho xã hội.

Chúng ta đã chẳng lạ gì việc thiếu niên, thanh niên ngày nay có thể đỗ đạt một trường, một giải thưởng nào đó, nhưng về sau, các em ấy có đời sống lệch lạc… Ai thực sự chịu trách nhiệm hệ luỵ đó?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.