Tên lửa Space One của Nhật Bản tự hủy trong lần phóng thất bại thứ 2

GD&TĐ - Ngày 18/12, Công ty Space One Co. thất bại lần 2 trong nỗ lực trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Nhật Bản đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Tên lửa Space One của Nhật Bản tự hủy trong lần phóng thất bại thứ 2

Tên lửa của công ty khởi nghiệp trên đã tự hủy sau khi phóng, gây ra một trở ngại mới cho tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực không gian thương mại của Nhật Bản.

Tên lửa nhiên liệu rắn Kairos No. 2 dài 18 mét đã tự hủy 3 phút sau khi cất cánh lúc 11:00 sáng từ Cảng vũ trụ Kii ở Kushimoto, tỉnh Wakayama. Đây là cảng vũ trụ thương mại duy nhất của Nhật Bản.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau nhiệm vụ bất thành, Chủ tịch Space One Masakazu Toyoda đã xin lỗi khách hàng vì "không thể đưa các vệ tinh của nhiệm vụ vào quỹ đạo".

Công ty cho biết một trục trặc trong hoạt động của vòi phun tầng 1 của tên lửa 3 tầng, khoảng 80 giây sau khi cất cánh, đã khiến nó lệch khỏi hướng dự định.

Mặc dù đạt độ cao hơn 100 km, tên lửa đã đi chệch khỏi đường bay an toàn dự định và tự hủy, công ty cho biết.

Giám đốc công ty, Kozo Abe, cho biết công ty có ý định "nhanh chóng bắt đầu" công việc trên sứ mệnh Kairos số 3 sau khi cuộc điều tra về nguyên nhân có tiến triển.

Theo lực lượng bảo vệ bờ biển địa phương, không có báo cáo nào về thương tích do bất kỳ mảnh vỡ tên lửa nào rơi xuống biển.

Ban đầu được lên lịch vào 14/12, nhưng vụ phóng bị hoãn lại 2 lần do gió mạnh. Các chuyên gia cho biết việc triển khai thành công các vệ tinh sẽ đánh dấu một bước tiến lớn cho tham vọng của Nhật Bản trong lĩnh vực vũ trụ vào thời điểm nhu cầu đưa vệ tinh lên quỹ đạo toàn cầu đang gia tăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu vực trung tâm TP Vĩnh Yên.

Giá đất mới của Vĩnh Phúc tăng mạnh

GD&TĐ - Bảng giá đất mới do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành có hiệu lực từ ngày 20/1/2025, tăng mạnh và dự kiến sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.