Tên lửa nhanh gấp 10 lần âm thanh của Nga sắp ra mắt công chúng

GD&TĐ - Tên lửa hiện đại Kinzhal của Nga sẽ được giới thiệu trước công chúng trong lễ diễu hành mừng Ngày Chiến thắng (9/5) ở Moscow – Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu vừa cho biết. Đây được xem là tên lửa xâm nhập tất cả các hệ thống phòng thủ hiện tại.  

Chiến đấu cơ đánh chặn MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kinzhal
Chiến đấu cơ đánh chặn MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kinzhal

“Chiến đấu cơ đánh chặn MiG-31K hiện đại được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal… sẽ tham gia vào lễ kỷ niệm” – ông Shoigu nói trong một cuộc hội thảo của Bộ Quốc phòng Nga.

Hai máy bay đánh chặn trên được trang bị những vũ khí mà Nga mới tiết lộ, sẽ bay trên bầu trời Quảng trường Đỏ ở độ cao 300 mét với vận tốc 600km/h – hãng tin Vesti News của Nga cho biết.

Tên lửa Kinzhal là tên lửa siêu thanh được phóng đi từ trên không, nó đã được các Lực lượng vũ trang Nga thử nghiệm từ cuối năm 2017.

Kinzhal được phóng lên từ một máy bay đang bay, có tầm xa tới 2.000km và có khả năng xâm nhập tất cả các hệ thống phòng không hiện tại và thậm chí trong tương lai. Đặc biệt, Kinzal có tốc độ cao hơn 10 lần so với tốc độ âm thanh.

Loại vũ khí mới này rất cơ động và có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Cuối tháng 3 vừa qua, Tướng John Hyten của Không lực Mỹ đã nói rằng Mỹ không có “bất kỳ hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn chặn được một vũ khí như vậy”. Ông cũng mô tả rằng tình hình “rất khó khăn” khi được hỏi về khả năng phòng vệ của Mỹ đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh có thể xảy ra.

Kinzhal sẽ không chỉ là vũ khí hiện đại duy nhất của Nga xuất hiệ trong lễ diễu binh Ngày Chiến thắng. Ông Shoigu cho biết các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga cũng sẽ tham gia vào sự kiện này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.