Tê tê loài sinh vật kỳ diệu đang trên bờ tuyệt chủng

Những năm gần đây, Việt Nam luôn là điểm nóng trong việc trung chuyển và tiêu thụ Tê Tê. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng thịt và vảy Tê tê ở trong nước và ở Trung Quốc.

Tê tê loài sinh vật kỳ diệu đang trên bờ tuyệt chủng

Trước tình trạng đó, Tê tê ở Việt Nam đang tiến rất gần đến bờ vực tuyệt chủng. Nếu chúng ta không có hành động quyết liệt ngay từ bây giờ, thế hệ tương lai có thể sẽ không còn cơ hội nhìn thấy Tê tê - loài vật vô cùng đặc biệt và thú vị, loài vật đã tiến hóa trong 80 triệu năm qua.

Tê tê và những sự thật ít ai biết

Tê tê hay còn gọi là trút hoặc xuyên sơn, là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota).

Chúng là loài thú duy nhất trên thế giới có một lớp vảy cứng bao phủ toàn thân, chỉ chừa phần bụng và chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể. Lớp vảy này cấu tạo từ keratin, một loại chất giống như móng tay người. Chức năng chính của các lớp vảy này là để bảo vệ tê tê khỏi kẻ thù.

Khi gặp nguy hiểm, tê tê cuộn tròn thân mình lại như một quả bóng, khiến cho kẻ săn mồi không thể tấn công được. Lớp “áo giáp” này cứng đến nỗi có thể đối phó được với cả hàm răng của sư tử, hổ, báo nhưng lại không có ích gì trước những kẻ săn bắt trộm.

Tê tê hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm, nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là kiến và mối. Lưỡi của tê tê khi kéo dài hết cỡ có thể dài tới 40cm (dài hơn chiều dài cơ thể) và cuống lưỡi nằm sâu tận trong khoang ngực.

Tê tê không có răng nên chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn nhờ những viên sỏi trong dạ dày. Đặc biệt việc giao phối của tê tê khá khó khăn vì chúng là loài lưỡng tính. Những cá thể tê tê thường sống đơn lẻ.

Các con đực hấp dẫn con cái bằng cách đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu và đợi con cái đến để giao phối. Tê tê mang thai trong khoảng 120-150 ngày và mỗi lần thường chỉ đẻ được một con. Đặc biệt, gần như không thể có trường hợp tê tê sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, chỉ vài trường hợp cá thể tê tê mẹ có thai từ trong tự nhiên trước khi đưa về trung tâm cứu hộ. Do tỷ lệ sinh sản thấp và khó nuôi nhốt, tất cả tê tê buôn bán trên thị trường đều bị bắt ngoài tự nhiên.

Hiện trên thế giới chỉ có 8 loài tê tê đang tồn tại, phân bố ở châu Á và châu Phi. Trong đó, bốn loài từ các nước châu Á là tê tê Java (tê tê Sunda), tê tê vàng (tê tê Trung Quốc), tê tê Philippinestê tê Ấn Độ; bốn loài còn lại ở châu Phi là tê tê bụng trắng, tê tê bụng đen, tê tê đất lớntê tê đất Temminck. Việt Nam là nơi cư trú của hai loài: Tê tê JavaTê tê Vàng – cả hai loài đều nằm trong danh sách loài Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục đỏ của IUCN.

Nguồn ảnh: Save Vietnam"s Wildlife
Nguồn ảnh: Save Vietnam"s Wildlife
2 loài ở Việt Nam thuộc nhóm có chức năng kiểm soát côn trùng (lấy côn trùng làm thức ăn) và nó thường xuyên đào bới hang hốc ở trong rừng với mật độ dày đặc , tạo ra độ xốp cho đất đồng thời là nơi trú ngụ cho rất nhiều loài khác.

Vì vậy, khi một loài mất đi, không còn là câu chuyện của riêng loài đó, mà ảnh hưởng đến một chuỗi đa dạng sinh học, trong đó có cả con người. Nói một cách dễ hiểu, thì đó chính là hiệu ứng "domino".

Tê tê món hàng xa xỉ bị "săn đón" nhất hành tinh

Tê tê loài sinh vật kỳ diệu đang trên bờ tuyệt chủng ảnh 2
Tê tê loài sinh vật kỳ diệu đang trên bờ tuyệt chủng ảnh 3
Tê tê loài sinh vật kỳ diệu đang trên bờ tuyệt chủng ảnh 4

Sau thành công của Hội nghị các bên tham gia Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) vào tháng 10/2016, loài tê tê đã được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo luật quốc tế. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm thương mại quốc tế, tê tê vẫn là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới.

Tại Việt Nam, mặc dù cả hai loài tê tê đều được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo quy định của pháp luật hiện nay nhưng tình trạng buôn bán và tiêu thụ tê tê vẫn ngày một gia tăng.

Theo thống kê của Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), chỉ tính riêng năm 2019, các cơ quan chức năng Việt Nam thu giữ 454 cá thể tê tê và hơn 42 tấn vảy tê tê bị buôn bán trái phép, tập trung ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Hải Phòng. Điển hình là vụ bắt giữ hơn 8 tấn vảy tê tê tại cảng Hải Phòng vào tháng 5, đây là vụ có lượng tang vật (vảy) lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện và bắt giữ ở Việt Nam.

Cứu hộ 74 cá thể tê tê tại Thanh Hóa năm 2018
Cứu hộ 74 cá thể tê tê tại Thanh Hóa năm 2018

Niềm tin mù quáng

Cũng như nhiều loài động, thực vật hoang dã khác, động cơ đằng sau việc sử dụng các sản phẩm từ tê tê bắt nguồn từ những lời đồn đại được thổi phồng và được tin bởi những con người mù quáng.

Có cả tỷ lí do lý giải cho niềm tin vào công dụng của các sản phẩm từ tê tê. Người ta tin vảy tê tê có tác dụng giải độc, tiêu xưng, tăng cường sinh lực, sức khỏe, lưu thông khí huyết hay đốt vảy để trừ ma. Thậm chí, vảy tê tê còn được dùng để chữa "bệnh" hay khóc của trẻ con. Tức là khi đẻ ra mà con hay khóc thì đốt vảy đó lên. Hiển nhiên tất cả những điều trên hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Vảy tê tê còn được cho là có công dụng lợi sữa, chữa bệnh ít sữa hay mất sữa của các bà bầu. Trong rất nhiều các bài thuốc lợi sữa, ngoài thành phần bao gồm móng giò và đủ loại thuốc Nam, Bắc khác nhau, còn có thêm ít vảy tê tê. Thế nhưng từ xưa đến nay, trong các bài thuốc dân gian, chỉ cần móng giò hầm với đu đủ non cũng đủ hiệu quả rồi, vậy thì vảy tê tê có giá trị thật sự hay không hay chỉ là một thứ "phù phép" cho vui, cho sang, cho lạ?

bandicam 2020-12-07 11-57-07-483.jpg
bandicam 2020-12-07 12-37-39-247-1.jpg
bandicam 2020-12-07 12-38-02-773-1.jpg
bandicam 2020-12-07 11-57-59-056.jpg
bandicam 2020-12-07 12-37-24-865-1.jpg
pv-01.png

Thịt tê tê cũng được xem như một món ngon được tầng lớp trung lưu giàu có và giới kinh doanh sử dụng để phô trương tiền tài và địa vị. Đó cũng chính là lí do vì sao “Thường vào mùa Tết, số lượng tê tê được cứu hộ tăng đột biến vì người ta mua tê tê để làm quà biếu cho nhau.” theo như lời kể của anh Hải.

Chừng nào lời đồn còn được lan truyền, vẫn còn được tin, chừng nào những thú vui dị hợm còn tồn tại thì tê tê tiếp tục bị săn bắn, hành trình bảo tồn còn nhiều chông gai. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào tương lai của loài này dưới những nỗ lực của chính quyền, tổ chức phi chính phủ và các trung tâm cứu hộ. Mời các bạn đón đọc kỳ 2: “Công tác bảo tồn tê tê tại Việt Nam: Bức tranh nhiều gam màu sáng” để hiểu rõ hơn về hành trình bảo tồn tê tê tại Việt Nam hiện nay.

Theo sway.office.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quân đội Israel khiến Gaza đổ nát.

Chiến tranh thế giới thu nhỏ

GD&TĐ - Chưa từng có về quy mô và thời gian, cuộc chiến tranh hỗn hợp Israel-Hamas có thể dễ dàng leo thang thành 'Chiến tranh thế giới thu nhỏ'.