Tàu nằm bờ chờ gì?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Cả nước có trên 110 nghìn tàu đánh cá nhưng khoảng một nửa trong số đó đang “nằm bờ” vì giá xăng dầu liên tục tăng khiến chủ tàu càng ra khơi càng lỗ nặng.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Hàng triệu ngư dân tham gia khai thác hải sản trên biển đang chờ động thái từ các nhà quản lý ở tầm vĩ mô nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu để những con tàu tiếp tục ra khơi bám biển.

Tuy nhiên, đây là điều không hề dễ dàng trước những biến động  khó lường về giá dầu thế giới trong lúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại. Bốn tháng qua, giá dầu tăng phi mã được bắt nguồn từ “thùng thuốc súng” này.

Khai thác hải sản trên Biển Đông là một nghề có từ lâu đời của ngư dân nước ta. Hàng triệu lao động trực tiếp đánh bắt hải sản cộng với hàng chục triệu người làm dịch vụ trên bờ đủ nói lên tầm quan trọng của nghề này.

Nếu như trước đây, cha ông ta chỉ đánh bắt ven bờ vì phần lớn là thuyền nan, tàu nhỏ, khai thác thủ công nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, ngư dân đã sắm tàu lớn, công suất hàng trăm đến cả nghìn mã lực cộng với các thiết bị máy móc hiện đại nên đội ngũ này có mặt trên khắp Biển Đông.

Vì vậy, đánh bắt hải sản trên biển lúc này không chỉ là một nghề sinh nhai đơn thuần như bao ngành nghề khác mà đây còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia đối với vùng biển có diện tích hàng triệu km2 này. Bất cứ một động thái nào làm ảnh hưởng đến việc ra khơi của ngư dân cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ khó lường về chủ quyền an ninh quốc gia.

Suốt trong những tháng có dịch Covid-19, tàu thuyền bị giam hãm tại các cửa biển, hầu hết ngư dân đều thúc thủ trong những ngôi nhà và xóm làng của mình, tiêu dần những đồng tiền tích lũy được lâu nay.

Khi dịch Covid-19 tạm khống chế, tàu thuyền có thể ra khơi thuận lợi thì giá xăng dầu cũng bắt đầu tăng từng ngày. Từ hơn một tháng nay, khi giá dầu liên tục xác lập những kỷ lục, đi dọc các cửa biển khu vực miền Trung sẽ dễ dàng bắt gặp hàng trăm con tàu đứng san sát bên nhau như thể đang tránh bão!

Đối với một con tàu khai thác hải sản trên biển thì tiền dầu chiếm 70% chi phí nên nhiều chủ tàu chấp nhận neo thuyền tại các cửa sông vì càng ra khơi càng thua lỗ.

Các bạn chài là những người làm thuê kiếm sống nên việc chia sẻ với chủ tàu cũng ở một mức độ nhất định chứ không “lời cùng ăn lỗ cùng chịu” được. Vì vậy, ra khơi là lỗ nhưng tiền công cho bạn chài gọi là “lương cứng” thì vẫn phải trả sau mỗi chuyến ra khơi, dù có ít hơn.

Cái khó của ngư dân hiện nay là, ra khơi thì lỗ mà nằm bờ thì phải chịu lãi suất ngân hàng vì đa phần các con tàu lớn đều là vốn vay. Sức ép từ hai phía khiến cho hàng nghìn chủ tàu lâm cảnh dở khóc dở mếu.

Về phía những bạn chài, họ không phải chịu lỗ hoặc trả lãi ngân hàng như chủ tàu nhưng quẩn quanh ở nhà như những tháng bị dịch Covid-19 thì cũng sống dở chết dở.

Các ý kiến từ đại biểu Quốc hội mới đây chung quanh câu chuyện giảm phí và thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng dầu được ngư dân theo dõi và kỳ vọng rất lớn. Các giải pháp từ Chính phủ nhằm hạ nhiệt một phần giá xăng dầu là rất cần thiết lúc này. Hạ nhiệt giá xăng dầu không chỉ giúp những con tàu tiếp tục ra khơi để ngư dân nuôi sống bản thân và gia đình mà còn là cách để khẳng định chủ quyền lãnh hải nữa.

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.