Ngư dân Quảng Bình chật vật vươn khơi

GD&TĐ - Đang là mùa cá trích, thế nhưng nhiều ngư dân tại Quảng Bình không mặn mà với việc vươn khơi đánh bắt bởi chi phí giá dầu tăng cao, trong khi sản lượng đánh bắt được và giá bán giảm sâu.

Do sản lượng đánh bắt được ít, giá bán giảm sâu và chi phí tăng cao nên ngư dân không mặn mà với việc vươn khơi.
Do sản lượng đánh bắt được ít, giá bán giảm sâu và chi phí tăng cao nên ngư dân không mặn mà với việc vươn khơi.

Ngư dân vùng biển bãi ngang xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) cho hay, dù đang là mùa cá trích, thế nhưng mỗi lần ra khơi chỉ đánh bắt được sản lượng rất ít so với mọi năm, không những vậy giá bán cũng thấp hơn nhiều, trong khi chí phí cho mỗi chuyến đi lại cao do giá dầu tăng.

Ngư dân Nguyễn Văn Din, trú xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh cho hay, mùa các trích năm nay đến muộn hơn so với mọi năm. Những ngày vừa qua thời tiết thuận lợi nên thuyền của ông cùng với một số ngư dân đã ra khơi, đánh bắt gần bờ với hi vọng kiếm thêm nguồn thu nhập. Thế nhưng, dù vất vả nhưng sau mỗi chuyến đi số tiền thu được chẳng là bao.

“Thuyền của tôi ra khơi có khi may mắn thì đánh bắt được khoảng hơn 1 tạ cá trích, với giá thành 10 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí chúng tôi còn lãi được mỗi người 300 đến 400 trăm nghìn. Còn như hôm nay, đánh bắt chỉ được chỉ tầm 50-60 kg thì chỉ đủ tiền chi phí, chứ công đánh bắt hầu như chẳng được bao nhiêu”.

Giá bán cá trích chỉ dao động từ 8-12 nghìn đồng/kg, giảm mạnh so với mọi năm.
Giá bán  cá trích chỉ dao động từ 8-12 nghìn đồng/kg, giảm mạnh so với mọi năm.

Theo các ngư dân cho biết, họ bắt đầu ra khơi từ khoảng 2 giờ sáng và cập bờ lúc 8-9 giờ. Nhưng do luồng cá trích không dày như các năm trước và ở xa bờ hơn nên thay vì đánh bắt 2 đến 3 chuyến mỗi ngày như trước đây thì nay ngư dân chỉ có thể đánh bắt 1 chuyến, mỗi chuyến ra khơi cũng mất gần 6-7 tiếng đồng hồ.

Nhặt những con cá trích còn sót lại trong mẻ lưới, với vẻ mặt buồn rầu, ngư dân Hoàng Thị Luyền cho biết: “Trước đây mỗi chuyến đi biển, thuyền của gia đình tui có khi lãi đến cả triệu với giá bán 20-30 nghìn đồng/kg. Nhưng thời điểm hiện tại, giá dầu tăng cao, hơn 25 nghìn đồng/lít mà giá cá bán cho thương lái, loại to thì được 12 nghìn còn loại nhỏ chỉ 8 nghìn đồng/kg nên chẳng lãi lời được là bao, thậm chí có khi còn không đủ chi phí nữa. Nhưng cũng đành phải ra khơi chứ giờ không làm nghề biển cũng chẳng biết làm gì ”.

Do chi phí tăng cao và sản lượng đánh bắt được, cùng với giá bán giảm sâu so với mọi năm nên thuyền của ngư dân nằm dài trên bãi. Một số ngư dân đành phải gác công việc đi biển lại và kiếm công việc khác làm tạm thời vì ra khơi không đủ trả tiền chi phí.

Khác với sự tấp nập, tranh giành nhau để thu mua cá từ ngư dân như trước đây, thì năm nay, các bến thuyền đều vắng bóng xe đông lạnh, chỉ còn lại một số tiểu thương đến thu mua với số lượng ít về tiêu thụ ở các chợ.
Khác với sự tấp nập, tranh giành nhau để thu mua cá từ ngư dân như trước đây, thì năm nay, các bến thuyền đều vắng bóng xe đông lạnh, chỉ còn lại một số tiểu thương đến thu mua với số lượng ít về tiêu thụ ở các chợ.

Còn tại các bãi chờ, khác với sự tấp nập, tranh giành nhau để thu mua cá từ ngư dân như trước đây, thì năm nay, các bến thuyền đều vắng bóng xe đông lạnh, chỉ còn lại một số tiểu thương đến thu mua với số lượng ít về tiêu thụ ở các chợ.

Anh Nguyễn Văn Thông, thương lái thu mua cá trích cho biết: “Giá cá trích năm nay giảm, thế nhưng chi phí xăng, dầu lại tăng cao, không chỉ ngư dân vất vả, mà bản thân thương lái chúng tôi cũng vậy. Mỗi lần đi thu mua ngư dân đánh bắt được nhiều thì chúng tôi cũng mừng. Chứ mỗi chuyến thu mua không đủ sản lượng là lại tốn kém chi phí đi lại và tiền thuê công nhân”.

Nhiều thuyền của ngư dân không dám ra khơi vì nhiều chuyến đi trước bị thua lỗ do không đủ tiền chi phí.
Nhiều thuyền của ngư dân không dám ra khơi vì nhiều chuyến đi trước bị thua lỗ do không đủ tiền chi phí.

Theo ông Phạm Văn Liệu - Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cũng cho biết, địa phương này hiện có 830 tàu thuyền, trong đó có khoảng 300 tàu cá thường đánh bắt cá trích. Theo ông Liệu, tỷ lệ người dân bám biển đánh bắt trong dịp đầu năm của địa phương khá thấp, nguyên nhân là do sản lượng và giá cả đi xuống, trong khi chi phí ra khơi, đặc biệt là giá xăng dầu quá cao. Phía chính quyền địa phương cũng đang cùng với ngư dân khắc phục khó khăn, hỗ trợ bà con mưu sinh trong thời điểm khó khăn này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ