Tập huấn triển khai chuyên đề 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm'

GD&TĐ - Trong các ngày từ 8-9/11 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Tập huấn triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Tập huấn triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Đối tượng tham gia tập huấn là các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non 32 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra và Ban phụ nữ quân đội.

Hướng đến trẻ, tất cả vì trẻ em

Theo bà Hoàng Thị Dinh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT: Thực hiện kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 685/KH-BGDĐT ngày 20/6/2022 Triển khai nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện Chuyên đề năm 2022; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, bên cạnh đó nhằm huy động, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh phát biểu tại chương trình tập huấn.

Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh phát biểu tại chương trình tập huấn.

Từ ý nghĩa sâu sắc trên, ngày 25/01/2017 Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố tích cực triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.

Các địa phương đã tích cực trong công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chuyên đề; quan tâm tổ chức hướng dẫn chuyên môn; kiểm tra, đánh giá và tư vấn hỗ trợ cho các cơ sở GDMN theo các tiêu chí của Chuyên đề.

Kết thúc giai đoạn 1, sau 5 năm triển khai, chuyên đề được đánh giá đã có những chuyển biến tích cực toàn diện trong các cơ sở GDMN: nâng cao nhận thức về quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm cho CBQL, GVMN, cha mẹ trẻ, cộng đồng, xã hội; môi trường cơ sở vật chất trong các cơ sở GDMN được cải thiện rõ rệt; phương pháp giáo dục trẻ được đổi mới, đã tạo cơ hội cho trẻ được “chơi mà học, học bằng chơi”, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở GDMN.

Chuyên gia Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn.

Chuyên gia Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn.

Trên cơ sở tác động tích cực của Chuyên đề như trên, năm 2021, Bộ GDĐT ban hành KH số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021, triển khai Chuyên đề GĐ 2, có kế thừa và bổ sung mục đích, yêu cầu cũng như nội dung mang tính toàn diện bao gồm cả về ND, CS, GD.

Tiêu chí kèm theo Kế hoạch số 626 - Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Đánh giá sự phát triển của trẻ; Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Yêu cầu và nội dung tập huấn

Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh cho biết: Hội thảo triển khai để cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhằm mục đích tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non (CS GDMN);

Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non; Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT).

Cán bộ, giáo viên quan sát quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Cán bộ, giáo viên quan sát quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Với mục đích trên tập huấn đã đạt yêu cầu: Phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề xây dựng trường mầm non LTLTT giai đoạn 2016 - 2020; Bảo đảm trẻ em trong CS GDMN được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục LTLTT; Bảo đảm quyền trẻ em trong CSGDMN.

Tại tập huấn, các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đã cùng nghe chuyên gia hướng dẫn xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đơn vị.

Tập huấn cũng hướng dẫn các CS GDMN thực hiện phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, trong đó có các chương trình, đề án hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các CS GDMN nâng cao năng lực thực hiện Chuyên đề.

Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiện CT GDMN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động của CS GDMN.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề; phổ biến, nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng trường mầm non LTLTT; tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.

Đặc biệt, để nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non (CT GDMN) theo quan điểm giáo dục LTLTT thông qua việc bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động: Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Đánh giá sự phát triển của trẻ. - Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.