Tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo vừa được diễn ra tại TPHCM.

Toàn cảnh buổi tập huấn.
Toàn cảnh buổi tập huấn.

Chiều 9/11 tại TPHCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Hội nghị thu hút đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương tại TPHCM tham gia.

Phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn, ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hội nghị nhằm cung cấp cho các đại biểu thông tin về các chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc, miền núi.

Theo ông Hồ Hồng Hải, nhằm thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ triển khai dự án giảm nghèo về thông tin.

Việc tổ chức Hội nghị nhằm nâng cao năng lực truyền thông; kỹ năng viết bài cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài Trung ương và địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Hồ Hồng Hải phát biểu tại buổi tập huấn.

Ông Hồ Hồng Hải phát biểu tại buổi tập huấn.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông hy vọng, qua buổi tập huấn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ có được thông tin đầy đủ, cụ thể để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thông qua các tin bài và phóng sự nhằm lan toả chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người miền núi...

Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc trình bày chuyên đề về một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và trình bày chuyên đề về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc, miền núi.

Theo đó, nội dung tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, ông Đinh Xuân Thắng cũng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thiết yếu cho xã hội trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.