Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên ngành giáo dục khu vực phía Nam

TS Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT giới thiệu Luật Giáo dục năm 2019 tại Hội nghị.
TS Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT giới thiệu Luật Giáo dục năm 2019 tại Hội nghị.

Trong hai ngày 24-25/10, hội nghị tập trung vào 5 chuyên đề giới thiệu các văn bản mới ban hành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, trong đó, tập trung vào các nội dung phân cấp và quản lý giáo dục.

Ngoài phổ biến, quán triệt nội dung của Luật Giáo dục năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; giới thiệu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến giáo dục, các học viên còn được hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế như công tác xây dựng pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác theo dõi, thi hành pháp luật; kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông dụng. Các báo cáo viên ngoài truyền đạt kiến thức còn đưa ra các tình huống, các câu hỏi để hội nghị cùng trao đổi, thảo luận.

TS Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn.
TS Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn.

Theo đánh giá của TS Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GD&ĐT thì những năm gần đây, công tác pháp chế ngành Giáo dục đã được triển khai một cách tích cực, toàn diện, kịp thời, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Giáo dục ở Trung ương cũng như ở địa phương.

Hệ thống tổ chức pháp chế ngành GD&ĐT từ Bộ đến các Sở GD&DT, các cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật và tư vấn pháp luật.

“Các Sở GD&ĐT đều bố trí bộ phận pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế chuyên trách thuộc Văn phòng Sở hoặc các phòng ban khác nhau. Đối với cơ sở giáo dục đại học, dựa trên tình hình thực tế và nhu cầu về công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học, được sự ủng hộ của Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác pháp chế.

Các cơ sở giáo dục đại học đã thành lập Phòng pháp chế hoặc Ban pháp chế như ĐH Huế, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh…, hầu hết các trường còn lại đều bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách” – TS Lê Thị Kim Dung cho biết.

Được biết, để nâng cao hiệu quả côg tác pháp chế, Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp cũng đã ký Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giai đoạn 2015 – 2020 với kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ