Tạo phôi thai thành công từ đôi tê giác trắng phương Bắc cuối cùng

GD&TĐ - Phôi thai từ trứng của hai con tê giác trắng phương bắc đã được tạo ra trong một phòng thí nghiệm, mang lại hy vọng loài vật này có thể được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà khoa học cấy ghép phôi thai cho tê giác trắng.
Các nhà khoa học cấy ghép phôi thai cho tê giác trắng.

Sudan, con tê giác trắng phương Bắc đực duy nhất còn sót lại chết vào tháng 3/2018. Mẹ nó Najin và con gái Fatu trở thành hai cá thể cuối cùng của loài này.

Các chuyên gia bảo tồn lên kế hoạch cứu tê giác trắng phương Bắc khỏi tuyệt chủng bằng cách thu thập trứng từ hai con tê giác cái, thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh từ những con đực đã chết để tạo ra phôi thai mới.

Mới đây, theo tuyên bố của BioRescue - tập đoàn quốc tế hoạt động để cứu loài tê giác trắng phương Bắc, hai phôi mới đã tăng số lượng phôi khả thi đang được lưu trữ từ 3 lên 5 phôi.

Tiến sĩ Thomas Hildebrandt, người đứng đầu dự án BioRescue và là Giáo sư tại Viện Nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz ở Đức trao đổi với Live Science cho biết: “Đó không phải là một thử nghiệm khoa học mà thực sự là một hướng tiếp cận trong việc bảo tồn bằng những công nghệ mới với nhiều tiềm năng lớn”.

Trong nhiều thập kỷ bị săn trộm để lấy sừng đã khiến loài tê giác trắng phương Bắc (tên khoa học Ceratotherium simum cottoni) đứng trước bờ vực tuyệt chủng, theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF). Hai con cái cuối cùng hiện đang sống tại Ol Pejeta Conservancy ở miền trung Kenya.

Cả hai con cái này đều không thể tự mang thai do các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy các nhà khoa học và nhà bảo tồn đang chạy đua để tạo ra các phôi có thể sống được trong phòng thí nghiệm để có thể cấy ghép vào loài tê giác trắng phương Nam có quan hệ họ hàng gần với tê giác trắng phương Bắc.

Nhóm nghiên cứu đã dùng thuốc an thần cho Fatu vào tháng 12 và thu thập tế bào trứng từ buồng trứng của nó. Họ không thể thu thập tế bào trứng từ tê giác mẹ Najin, có thể là vì nó đã quá già và mang một khối u trong bụng.

Tế bào trứng của Fatu được vận chuyển từ Kenya đến phòng thí nghiệm Avantea ở Ý và được thụ tinh bằng cách sử dụng tinh trùng rã đông của Suni, một tê giác đực đã qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta  Conservancy vào năm 2014.

Các nhà khoa học đã tạo ra hai trứng được thụ tinh từ tế bào trứng của Fatu và tinh trùng của Suni, sau đó cho chúng phát triển thành phôi thai. Chúng đã được lưu trữ trong nitơ lỏng, cùng với ba phôi khác được tạo ra vào năm 2019, theo tuyên bố mới nhất.

Các nhà bảo tồn muốn cấy những phôi này vào những con tê giác trắng phương Nam, hy vọng chúng sẽ sinh ra những con tê giác trắng phương Bắc trong khoảng 16 tháng.

Sau khi những con tê giác trắng phương Bắc mới được sinh ra, con mẹ khác loài sẽ được giữ lại ở Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với hai con tê giác trắng phương Bắc còn lại để con non có thể lớn lên cùng chúng. Việc sắp xếp này cần được thực hiện khi Najin và Fatu vẫn còn sống.

Tê giác trắng thường sống thọ từ 30 đến 40 tuổi, theo Live Science đã đưa tin trước đây. Najin đã 31 tuổi và sức khỏe của nó hiện tại rất tốt. Nhưng Tiến sĩ Thomas Hildebrandt không biết con tê giác mẹ sẽ còn sống được bao lâu. Con gái Fatu của nó mới ngoài 20 tuổi.

“Chúng tôi cần những con tê giác con học hỏi từ Najin và Fatu cách cư xử như một con tê giác trắng phương Bắc. Vì vậy, điều đó khiến chúng tôi phải chịu khá nhiều áp lực về thời gian và chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể bắt đầu với những nỗ lực cấy ghép đầu tiên vào cuối năm nay -  Tiến sĩ Thomas Hildebrandt cho biết thêm.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.