Cấy ghép thành công phôi thai của loài tê giác trắng

Các nhà khoa học Đức đã cấy ghép thành công 2 phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc nhằm duy trì nòi giống của loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng này.

Hình minh họa. (Ảnh: The Verge).
Hình minh họa. (Ảnh: The Verge).

Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học tiến hành việc thụ tinh nhân tạo trên loài tê giác.

Tại châu Phi, các nhà khoa học tại Học viện thiên nhiên Leibniz đã dùng buồng trứng lấy từ 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái cuối cùng còn sống trên Trái Đất để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng lấy từ cá thể đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3/2018.

Hai phôi thai này tiếp đó đã được đưa vào cơ thể của 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái để tiếp tục quá trình sinh trưởng.

Chia sẻ về thành quả này, giáo sư Thomas Hildebrandt thuộc Học viện thiên nhiên Leibniz nhấn mạnh đây là một bước ngoặt trong quá trình đầy chông gai nhằm duy trì nòi giống của tê giác trắng phương Bắc - loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên trái đất.

Chỉ 5 năm trước, đây được xem là một việc không tưởng. Theo kế hoạch, nếu các phôi thai này phát triển tốt trong cơ thể 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cái, các cá thể tê giác con sẽ được nuôi dưỡng đến lúc trưởng thành và tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

Trước đó, hồi tháng 3/2018, cá thể tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới đã chết già tại khu bảo tồn Ol Pejeta. Cá thể tê giác 45 tuổi có tên Sudan này trước đó được xem là "thỏi nam châm" thu hút du khách đến với khu bảo tồn Ol Pejeta nói riêng và đất nước Kenya nói chung.

Số liệu thống kê cho thấy trong khi loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 cá thể chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tê giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã.

Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kì cá thể tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên.

Theo TTXVN/VTVNEWS

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.