Tạo mối quan hệ tốt với giáo viên

GD&TĐ - Trong giáo dục, mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh và giáo viên là yếu tố thúc đẩy thành tích học tập của trẻ. Nhưng làm thế nào để tạo dựng và duy trì mối quan hệ đặc biệt này? Dưới đây là những lời khuyên bổ ích dành cho các bậc cha mẹ.

Tạo mối quan hệ tốt với giáo viên

Dưới đây là những việc mà chuyên gia lĩnh vực giáo dục khuyên các bậc cha mẹ nên làm để tạo mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt với giáo viên.

1. Lập danh sách những gì bạn muốn thảo luận với giáo viên. Việc này vừa hiệu quả vừa không mất quá nhiều thời gian của giáo viên và phụ huynh.

2. Lựa chọn thời điểm thích hợp, bạn hãy khen ngợi giáo viên về những điều cụ thể mà bạn cảm thấy họ đã làm rất tốt. Ví dụ, cảm ơn cô vì đã dành thêm thời gian dạy dỗ, chỉ bảo cháu. Chúng tôi thấy lời khuyên của cô dành cho cháu thực sự hiệu quả.

3. Nếu bạn cảm thấy trẻ đang thực sự gặp vấn đề tại trường, hãy thảo luận với giáo viên về những điều cụ thể khiến bạn bận tâm vì chúng liên quan trực tiếp đến con của bạn. Tuyệt đối không trình bày một cách khái quát, điều này vô tình đưa giáo viên vào tình huống khó xử khi họ không thể hiểu vấn đề cặn kẽ. Trong cả trường hợp “bức xúc” nhất, bạn cũng nên giữ bình tĩnh, không nên nói với giáo viên những câu như: "Cô không quan tâm đến con tôi. Đây là một năm học quá lãng phí của thằng bé”. Thay vào đó, bạn hãy nói: "Chương trình toán học ở lớp dường như không có tác dụng với thằng bé nhà tôi. Chúng ta có cách nào để cải thiện tình hình không nhỉ?".

4. Cha mẹ hãy nhớ, việc tiếp cận giáo viên nhằm mục đích thảo luận về những mối quan tâm và giúp mọi thứ đi theo hướng tích cực, tuyệt đối không mang tính chất đe dọa.

5. Khi tiếp xúc và trò chuyện với giáo viên, cha mẹ hãy cố gắng tập trung vào đứa trẻ, thành tích học tập kém không hẳn là thiếu sót của giáo viên. Ví dụ, thay vì phàn nàn chương trình giảng dạy của giáo viên, bạn nên tỉnh táo để cùng giáo viên xem xét tại sao những đứa trẻ cùng lớp vẫn đạt thành tích tốt trong học tập.

6. Phụ huynh có thể cung cấp, hỗ trợ giáo viên và trường lớp trong trường hợp cần thiết. Cùng giáo viên đưa ra quyết định xem con bạn có nên tham gia vào các sự kiện của trường hay không. Đây là cơ hội để mối quan hệ giữa bạn và giáo viên trở nên gần gũi hơn.

7. Ngoài vật chất, cha mẹ cũng có thể đầu tư thời gian và khả năng của mình cho trường lớp. Ví dụ như tham gia làm tình nguyện viên cho những chuyến đi thực tế của trường.

8. Khi bạn đưa ra yêu cầu hoặc đề xuất nào đó, hãy cố gắng minh họa thật cụ thể và tỉ mỉ cho giáo viên để chứng tỏ rằng đề xuất của bạn có thể được triển khai. Trong trường hợp giáo viên tiếp thu đề xuất của bạn và áp dụng nó, đừng quên cảm ơn họ qua email hoặc tin nhắn.

9. Cha mẹ nên đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ cuộc họp phụ huynh nào trong năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.