Tạo mối giao cảm giữa người học và tác phẩm mỹ thuật

GD&TĐ - Thiết lập mối liên hệ giữa người học và cá tác phẩm mỹ thuật là sáng kiến của ThS Quách Khánh Vân - Trưởng bộ môn Mỹ thuật Khoa Nhạc - Họa - Thể dục (Trường CĐ Sư phạm Hà Nội).

Tạo mối giao cảm giữa người học và tác phẩm mỹ thuật

Những phương pháp ThS Quách Khánh Vân đưa ra nhằm nâng cao năng lực giáo dục thẩm mỹ qua phân môn Thường thức Mỹ thuật ở trường phổ thông các cấp.

Phương pháp chụp ảnh

Chụp ảnh cùng các tác phẩm mỹ thuật sẽ thúc đẩy các giác quan và cảm xúc người học khi lựa chọn tác phẩm mỹ thuật yêu thích; đồng thời, kích thích khả năng tập trung vào các mối liên hệ với các tác phẩm mỹ thuật

Với phương pháp này, người học sẽ tin tưởng vào cảm nhận của bản thân khi lựa chọn một tác phẩm mỹ thuật yêu thích; đồng thời khi tham gia đối thoại với một tác phẩm mỹ thuật sẽ tạo dựng cầu nối giữa tác phẩm được chọn với kinh nghiệm sống của bản thân.

Diễn theo tranh

Với phương pháp này, học sinh cố gắng hòa nhập với tác phẩm bằng cách thực hiện một tư thế tương tự. Từ đó, đem đến cơ hội trải nghiệm để ghi nhớ tác phẩm.

Phương pháp này cũng thúc đẩy nhận thức của học sinh về tư thế cơ thể, giúp nâng cao khả năng vẽ dáng người.

Phương pháp sắm vai

Với phương pháp pháp này, học sinh sẽ hiện thực hóa tác phẩm bằng cách tạo ra một trò chơi sắm vai. Phương pháp này mang lại cho học sinh cách tiếp cận ấn tượng và lí thú, qua đó hiểu tác phẩm mỹ thuật hơn. Đồng thời, khuyến khích học sinh sử dụng các kinh nghiệm thể hiện để hiểu được thông điệp và dụng ý của tác phẩm.

Phương pháp sơ đồ tư duy

Học sinh tiếp xúc với tác phẩm theo nhóm, từng học sinh trong nhóm viết ra những ý nảy sinh trong đầu vào những mẩu giấy nhỏ, viết trong khả năng của mình (có giới hạn thời gian). Sau đó phân loại ý tưởng và chia sẻ những ấn tượng, cảm xúc của mình trong nhóm.

Phương pháp này sẽ thúc đẩy học sinh sử dụng quá trình đưa ý tưởng như là một quy trình sáng tạo; khuyến khích học sinh áp dụng cách tiếp cận mới để hiểu thêm về các hình thức biểu đạt, hướng tới suy nghĩ đổi mới.

Phê bình mỹ thuật

Phương pháp này sẽ kích thích khả năng mô tả và phân tích tác phẩm; giúp học sinh hiểu rõ mỹ thuật là 1 hình thức giao tiếp bằng thị giác. Với phương pháp này, học sinh cũng có khả năng đánh giá tác phẩm bằng các tiêu chí khác nhau.

Phương pháp phỏng vấn

Bằng cách đặt câu hỏi về các tác phẩm ... giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh phân tích tác phẩm theo sở thích của mình.

Phương pháp thám tử

Bằng cách xem xét các chi tiết, tìm kiếm các câu trả lời, với phương pháp này, giáo viên có thể sử dụng một dụng cụ quan sát bằng giấy để tìm kiếm, hoặc khung nhựa, hay đơn giản hơn là dùng ngón tay để lấy tiêu điểm.

Phương pháp này khuyến khích việc chọn lọc các chi tiết; thúc đẩy học sinh tập trung vào những ví dụ tốt về kĩ thuật xử lý chất liệu trong tác phẩm.

Học sinh cũng được khuyến khích tìm ra các bố cục mới trong các tác phẩm cũng như tìm ra các chi tiết tạo cảm hứng và các giải pháp kĩ thuật trong các tác phẩm mỹ thuật; phân tích được một tác phẩm mỹ thuật về hình thức: Màu sắc, bố cục, chất liệu và sử lí chất liệu.

Phương pháp sổ ghi chép: Ghi chú và phác họa các tác phẩm mỹ thuật

Phương pháp này khuyến khích học sinh chú ý tìm kiếm mối liên hệ giữa nội dung và hình thức biểu đạt; kích thích nhận thức của học sinh về cấu trúc bố cục đồng thời, thúc đẩy học sinh ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của mình về tác phẩm.

Tìm các tác phẩm đối lập

Với yêu cầu ra các tác phẩm khác nhau như mới – cũ, nông thôn – thành thị, giầu – nghèo sẽ khuyến khích học sinh tìm và lưu lại hình ảnh đối lập cũng như khuyến khích học sinh sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu

Phương pháp tam giác: Xây dựng cách nhìn theo chủ đề về tác phẩm

Phương pháp này tạo cho học sinh khả năng phân loại các tác phẩm mỹ thuật theo chủ đề; giúp hiểu ý đồ sáng tác của nghệ sĩ; cũng như thúc đẩy học sinh làm việc theo chủ đề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ