Giáo viên vùng cao là đối tượng được ngành GD và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Ảnh: internet |
Ông Trương Đình Mậu cho rằng, đời sống nhà giáo hiện nay đã có những chuyển biến rất đáng kể. Tuy nhiên, việc có một bộ phận nhà giáo cống hiến nhiều năm ở những vùng không thuận lợi không thể
Ông Trương Đình Mậu. Ảnh: N.N |
khắc phục một sớm một chiều. Có điều số lượng hơn 1 vạn giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ tại vùng khó vẫn chưa được luân chuyển lên được xem xét và hiểu lại cho đúng. Như huyện Đồng Văn, số nhà giáo hoàn thành công tác tại vùng khó khăn chưa được luân chuyển được báo cáo là hơn 800 người nhưng qua thực tế kiểm tra thì con số đó lại thấp hơn nhiều. Trong đợt khảo sát 3 tỉnh thuộc diện có nhiều cán bộ giáo dục được điều dộng đến công tác Bộ GD&ĐT vừa tiến hành trong tháng 9 vừa qua, ông Mậu cho biết hiện không còn trường hợp nhà giáo được nhà nước điều động lên đã hoàn thành nhiệm vụ mà chưa được luân chuyển về vùng thuận lợi. Đó là do Bộ GD&ĐT, do địa phương tạo điều kiện và do cả bản thân người giáo viên tự nỗ lực cố gắng.
Vậy thì số lượng hơn 1 vạn giáo viên chưa được luân chuyển là ở đâu? Ông Mậu lý giải, là do Sở GD&ĐT trực tiếp tuyển, trong đó có cả giáo viên ở tỉnh khác. Ở đây xuất phát từ hai phía, Sở cần người và giáo sinh tốt nghiệp cũng cần việc làm. Có tỉnh, địa bàn thuận lợi rất ít, ví như Hà Hà Giang chỉ có 2, 3 huyện là vùng thuận lợi, còn lại toàn vùng thuộc diện khó khăn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là trách nhiệm của địa phương làm sao để điều hòa luận chuyển đội ngũ không để giáo viên công tác không thuận lợi lâu quá. Về vấn đề này, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã tham mưu với lãnh đạo Bộ đưa ra đề án trình Chính phủ trong thời gian tới.
Giải pháp = đào tạo đội ngũ + chế độ chính sách
Ông Trương Đình Mậu cho biết, sau khi có thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tới các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhiều địa phương đã có những chế độ, chính sách động viên các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 19/6/2009 vừa qua, kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua đề án đổi mới cơ chế tài chính, trong đó có vấn đề mà ngành giáo dục đã trăn trở nhiều năm mà chưa thực hiện được như nhà giáo và CBQLGD được hưởng thâm niên công tác.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa. Ảnh: N.N |
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết thêm: Có rất nhiều tỉnh chủ động thực hiện chính sách luân chuyển. Ví dụ, nữ 3 năm, nam 5 năm sẽ được về vùng đồng bằng. Có địa phương có chính sách cho giáo viên vùng sâu vùng xa, ngoài Nghị định 61 còn cấp đất làm nhà ở cho giáo viên nên không ít thầy cô giáo đã ăn sâu bén rễ không về. Chương trình kiên cố hóa trường học ngoài xây dựng trường học đã xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, đó cũng là yếu tố cho giáo viên ổn định yên tâm công tác. Về phía Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu với Chính phủ có nhiều quan tâm hơn đến đội ngũ giáo viên. Như giáo viên mầm non ngoài công lập được hỗ trợ 5% lương tối thiểu; việc thực hiện chế độ thâm niên; bảo lưu 3 năm phụ cấp đứng lớp cho giáo viên lên làm cán bộ quản lý tại Sở, Phòng GD&ĐT. Vừa rồi, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 28 quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông trong đó có quy định rõ định mức biên chế của giáo viên phổ thông để giải quyết chế độ chính sách về việc làm, định mức giờ dạy. Thứ trưởng Nghĩa cũng khẳng định, hiện Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu tiếp tục chỉnh sửa Thông tư 71 để phù hợp với sự cống hiến của giáo viên các cấp học trong đó có giáo viên mầm non.
Bên cạnh chế độ chính sách thì giải pháp còn là tăng cường đào tạo đội ngũ tại chỗ cho địa phương, đó là ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Trương Đình Mậu. Ông Mậu cho biết, hiện nay hầu như các tỉnh đều có cơ sở đào tạo đội ngũ cho địa phương sẽ hạn chế bớt việc phải điều động những giáo viên đồng bằng lên công tác. Một số tỉnh như Điện Biên còn mở rộng ra chọn con em của mình gửi các trường đào tạo sư phạm để đào tạo giáo viên phổ thông để thay thế dần các giáo viên nghỉ hưu cho địa phương. Việc tăng cường đào tạo cử tuyển để đào tạo giáo viên cho vùng sâu vùng xa cũng là chính sách để giảm bớt sự thiếu hụt giáo viên.
Nhân vấn đề về chính sách cử tuyển, trả lời phóng viên về tình trạng con em lãnh đạo một số địa phương đi hoc cử tuyển được phân công về vùng thuân lợi, Thứ trưởng Nghĩa khẳng định, sau khi thực hiện nghị đinh 154, từ năm 2007 đến nay, công tác cử tuyển đã đi vào nề nếp. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu cử tuyển trên cơ sở trên cơ sở đề xuất của các địa phương. Ở địa phương, Hội đồng cử tuyển tỉnh, Sở GD&ĐT làm cơ quan thường trực, Phó Chủ tịch tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng cử tuyển. Chỉ tiêu cử tuyển từ năm 2007 đến nay là do tỉnh, ngân sách do tỉnh, tỉnh trả tiền không phải Trung ương trả như những năm trước đây. Trong tổng số chỉ tiêu cử tuyển, quy định người kinh không được quá 20%. Mặc dù công tác cử tuyển những năm gần đây đã đi vào nề nếp nhưng Bộ GD&ĐT vẫn sẽ tăng cường công tác kiểm tra thực hiện để công tác cử tuyển đáp ứng đúng đối tượng, cung cấp nguồn cán bộ cho địa bàn vùng sâu vùng xa.
Sinh viên đánh giá giảng viên: Hay nhưng cách làm thế nào cho hiệu quả?
Có ý kiến cho rằng, sinh viên đánh giá giảng viên là một chủ trương tốt, có điều làm sao để có kết quả đánh giá chân thực? tránh xuê xoa, hình thức? Ông Trương Đình Mậu cho rằng, đây là việc làm cần phải có quá trình, bắt đầu là sự chuyển biến về hình thức, sau hoàn chỉnh dần để việc đánh giá trở thành tự nhiên, hàng năm. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sẽ quán triệt để tiến tới có các văn bản quy định cụ thể.
Vấn đề sinh viên đánh giá giảng viên theo ông Mậu là rất mới mẻ, đưa ra thành chủ trương thì đây là lần đầu tiên, qua đó giúp người thầy có ý thức nâng cao trình độ. Tuy nhiên, cái khó là làm như thế nào để vừa bảo đảm được yêu cầu nhằm mục đích nâng cao được trình độ người thầy vừa giải quyết được vấn đề tôn sư trọng đạo, không để người được quyền tham gia đánh giá tranh thủ diễn đàn này làm tổn hại đến những người thầy chân chính… Ông Mậu cũng cho rằng, muốn đánh giá giảng viên đại học phải xây dựng bộ chuẩn giống như bộ chuẩn giáo viên trung học, tiểu học, mầm non.
Kết quả kiểm định: Không có gì phải giấu diếm.
Đó là khẳng định của ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục: Công tác kiểm định nói chung, công tác kiểm định trường đại học nói riêng bắt đấu từ năm 2004. Lúc đầu, khoảng 10 trường được đánh giá, về sau số lượng lớn hơn. Trong thời gian quyết định
Ông Phạm Xuân Thanh. Ảnh: N.N |
có hiệu lực thì không phải 20 trường mà 40 trường đã triển khai tự đánh giá. Trong số đó, 20 trường đã tự đánh giá, đã được đánh giá ngoài và được hội đồng quốc gia thẩm định. Kết quả, trong số 20 trường có 4 trường đạt cấp độ 1; 16 trường đạt cấp độ 2. Bốn trường cấp độ 1 là trường ĐH DL Văn Lang, ĐH DL Hải Phòng, Trường ĐH Bách KHoa Đà Nẵng và ĐH Hàng Hải. Cấp độ 1 dành cho các trường mới được thành lập, cần phấn đấu khoảng 2 đến 3 năm và rất dễ đạt. Còn cấp độ 3 để đạt được rất khó. Nếu đạt được cấp độ này, các trường có thể chuẩn bị đăng ký kiểm định theo chuẩn mực quốc tế. Để đạt được cấp độ 2, các trường phải phấn đấu 5 – 7 năm và không quá khó để đạt được. Kết quả kiểm định với các cấp độ khác nhau để ghi nhận sự phấn đấu của các trường và để các trường đặt mục tiêu phấn đấu. Tuy nhiên, không có trường nào đạt được cấp độ 3. Trong thời gian tới chúng ta sẽ khuyến khích để có trường đạt cấp độ cao hơn. Quy trình đánh giá có 3 bước. Bước 1, tự đánh giá do các trường thực hiện. Bước 2, đánh giá ngoài hoạt động độc lập với khâu tự đánh giá. Hiện nay ta chưa có hệ thống kiểm định độc lập nên xử lý bằng cách trên thế giới lâu nay vẫn làm là thuê các tổ chức quốc tế đánh giá các trường đại học ở Việt Nam để đảm bảo tính khách quan. Sau đó, Bộ trưởng phê duyệt kết quả, rà soát lại toàn bộ rồi mới đưa ra quyết định. Việc công bố kết quả phê duyệt chỉ trong thời gian rất ngắn. Kết quả này sẽ là cơ sở để sinh viên lựa chọn trường để học đồng thời xã hội cũng kiểm soát được chất lượng của nhà trường.
Sẽ thanh tra để có bức tranh đầy đủ về tình hình xét tuyển Ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT: Việc thanh tra xét tuyển ĐH, CĐ là việc năm nào Bộ GD&ĐT cũng làm. Năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 3 đoàn thanh tra ở miền Bắc, 1 đoàn ở miền Trung - Tây nguyên và 1 đoàn ở miền Nam. Hiện nay các trường tiếp tục báo cáo Vụ GD đại học về tình hình tuyển sinh. Thanh tra Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Vụ Đại học rà soát báo cáo của các trường, trên cơ sở đó sẽ chọn các trường thanh tra đợt tới theo nguyên tắc công lập có, ngoài công lập có, ĐH có, CĐ có để có bức tranh đầy đủ về tình hình xét tuyển trong năm học này của các trường ĐH, CĐ. Về xử lý việc tuyển vượt chỉ tiêu CĐ của trường ĐH Phan Thiết, Bộ GD&ĐT không chỉ cắt 500 chỉ tiêu vượt của trường này mà còn quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt cao nhất là 60 triệu đồng, đồng thời sẽ xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền, và yêu cầu trường xử lý kỷ luật với thành viên hội đồng tuyển sinh đã để xảy ra sai phạm. |
Trong tháng 11 này, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung xây dựng các văn bản, đề án, kế hoạch, báo cáo, quy chế phục vụ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 12; báo cáo Chính phủ về công tác điều hành năm 2009 và phương hướng năm 2010 của Bộ GD&ĐT; xây dựng chương trình công tác năm 2010 của cơ quan Bộ; dự toán kinh phí năm 2010 và xây dựng các tiêu chí phân bổ kinh phí năm 2010 cho các trường, các đơn vị trực thuộc; hoàn thiện chương trình phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả kiểm định của 20 trường ĐH; hoàn thiện báo cáo thực hiện “3 đủ” và quyên góp, ủng hộ giáo viên và học sinh vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng bão lụt; tổ chức thanh tra công tác tuyển sinh ĐH, CĐ vừa làm đợt tháng 10, 11; rà soát các thủ tục nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính; chỉ đạo các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ triển khai Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2009 – 2010; tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam…
Hiếu Nguyễn