Tạo động lực cho đội ngũ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết luận hội nghị
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết luận hội nghị

Giảm áp lực cho giáo viên

Việc đầu tiên nhằm tạo động lực cho đội ngũ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vấn đề giảm áp lực cho giáo viên bằng giảm gánh nặng hành chính, sổ sách - một trong những biện pháp là ứng dụng công nghệ thông tin; cắt giảm những thủ tục không cần thiết; rà soát đăng ký thi đua trên cơ sở thiết thực…

Đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo sở ngành, hiệu trưởng nhà trường thực hiện nghiêm túc việc này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, tới đây sẽ làm kiên quyết, có chế tài kiểm tra, thanh tra, để các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tăng cường kĩ năng quản trị nhà trường, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường thân thiện, đổi mới, tránh gây bức xúc, dồn nén cho thầy cô.

Bộ trưởng cũng nhắc tới động lực liên quan đến thang bảng lương. Theo Bộ trưởng, muốn giáo dục có nền tảng tốt thì phải có thầy cô tốt, muốn có thầy cô tốt phải nhìn vào điều kiện làm việc, phải tạo động lực cho thầy cô. Cùng với chế độ lương là rà soát môi trường giáo dục tốt nhất cho giáo viên.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo… Bộ trưởng cho rằng, hệ thống văn bản không thiếu, nhưng vấn đề là triển khai ra sao, đặc biệt ở địa phương, nhà trường. “Tất cả cùng có trách nhiệm” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 

Mong muốn lãnh đạo địa phương tăng cường trao đổi

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một mặt tạo điều kiện tốt, cơ hội, động lực; nhưng một mặt cũng phải có chế tài với những thầy cô không đáp ứng được; tránh tình trạng cào bằng.

Nhắc đến trường hợp một số trường hợp cá biệt vi phạm đạo đức nhà giáo trong thời gian qua, Bộ trưởng cho rằng, những cán bộ, nhà giáo vi phạm thì phải xử lý theo pháp luật; thầy cô vi phạm pháp luật thì không xứng đáng đứng trên bục giảng. Thầy cô phải nêu gương, không để tình trạng vì một số trường hợp thầy cô giáo vi phạm đạo đức mà ảnh hưởng đến cả triệu thầy cô giáo trong cả nước. Từ đó, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm thêm, lãnh đạo sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT sát sao thêm để có tư vấn, nhận diện trước vấn đề, từ đó kịp thời xử lý, hạn chế nhỏ nhất sự việc đáng tiếc xảy ra.

Nhấn mạnh tới sự hợp tác sát sao giữa Bộ với các địa phương, các cấp quản lý giáo dục sở, phòng và hiệu trưởng nhà trường, người đứng đầu ngành Giáo dục mong muốn lãnh đạo địa phương tăng cường trao đổi để cùng Bộ GD&ĐT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt ra khỏi khỏi phạm vi của Bộ để giải quyết kịp thời.

Liên quan đến chương trình GDPT mới, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chương trình dù hay nhưng nếu người triển khai chương trình không được đào tạo, tập huấn bài bản thì cũng không thể phát huy hiệu quả. Vì thế thành bại của chương trình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, những người sẽ thực hiện chương trình.

Do đó, hai nhiệm vụ sẽ được ngành Giáo dục chú trọng trong thời gian tới là hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng để giải quyết yêu cầu của đội ngũ nhà giáo; chuẩn bị về cơ sở vật chất để thực hiện chương trình. Rút kinh nghiệm từ những lần đổi mới trước, lần này Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ liên quan chuẩn bị đội ngũ nhà giáo cũng như cơ sở vật chất giảng dạy, những yếu tố này đang được triển khai ở các mức độ khác nhau. “Thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự nhịp nhàng phối hợp giữa các bên liên quan” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.