Tạo chuyển biến cho Giáo dục mầm non từ thực tế

GD&TĐ - Sau khi tham quan thực tế cơ sở giáo dục mầm non tại Tp Hồ Chí Minh, các đại biểu đã cùng ý kiến về những giá trị thực tế ghi nhận được.

Thân thiện, tôn trọng, tích cực, thực tế.. tạo chuyển biến GDMN.
Thân thiện, tôn trọng, tích cực, thực tế.. tạo chuyển biến GDMN.

Kết thúc chương trình tham quan thực tế tại 4 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trong ngày 11/7, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả tham quan học tập, đánh giá những ưu điểm, nhìn nhận những giá trị tích cực trong việc triển khai mô hình thí điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại Tp Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa thực tiễn

Theo Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Hoàng Thị Dinh: Những trải nghiệm thực tế ở một địa phương có số lượng trường mầm non lớn nhất nước cũng như sự đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng đội ngũ là hết sức ý nghĩa. Đây cũng là những nội dung gợi mở để các đại biểu quan tâm thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm sau khi tham quan thực tế tại các trường mầm non.

Đó là nhìn từ thực tế tại 4 trường mầm non trong đợt tham quan thực tế ở Tp Hồ Chí Minh, đối chiếu với hoạt động chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục trẻ theo mô hình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại các địa phương cho thấy điều gì? Việc khai thác sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục đã tạo dựng phù hợp chưa? Để đáp ứng các điều kiện hiện có phù hợp với từng nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo đúng định hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, địa phương cần phải có những hỗ trợ gì để tổ chức các hoạt động giáo dục hằng ngày cho trẻ?

Chương trình tiên tiến trên thế giới và ứng dụng công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong GDMN.

Chương trình tiên tiến trên thế giới và ứng dụng công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong GDMN.

Cũng từ mô hình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại Tp Hồ Chí Minh cho thấy, việc phát triển Chương trình nhà trường thông qua tiếp cận Chương trình tiên tiến trên thế giới và ứng dụng công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn chế nên rất cần công tác phối hợp gia đình, tổ chức xã hội để huy động nguồn lực bảo đảm điều kiện thực hiện Chuyên đề và phát triển Chương trình của nhà trường.

Kiến nghị và đề xuất

Bà Nguyễn Mai Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non Bến Thành, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh đã có chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ vào phát triển chương trình của nhà trường. Theo đó, công nghệ đã tạo ra những giá trị hết sức tích cực, không chỉ giúp cho các giờ học trở nên hấp dẫn hơn mà cũng là động lực để giáo viên tự giác nâng cao năng lực nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong nuôi dạy chăm sóc giáo dục trẻ.

Từ thực tế trải nghiệm tại 4 trường mầm non, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi tập trung chủ yếu về nhiều nội dung quan trọng và sát thực với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ bám sát mô hình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đó là kinh nghiệm để tham mưu phát triển chương trình nhà trường, hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động có hoặc không có thiết bị, kinh nghiệm về huy động nguồn lực để xã hội hóa.

Các hoạt động của trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh rất đa dạng, phong phú, trẻ có nhiều cơ hội học tập.

Các hoạt động của trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh rất đa dạng, phong phú, trẻ có nhiều cơ hội học tập.

Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho rằng: Các hoạt động của trường rất đa dạng, phong phú, trẻ có nhiều cơ hội học tập. Có hoạt động rất dễ kiếm tìm các nguyên vật liệu và thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả để trẻ được trải nghiệm, như: Trò chơi dùng ống hút gẩy chun màu trong chậu nước, đếm số chun, phân loại màu…; dùng 2 gậy thể dục cùng khiêng bóng di chuyển… Đây là những cách làm hay cần học hỏi.

Hiệu trưởng một trường mầm non ở Nghệ An cho biết đây là lần thứ 4 được tham quan học tập ở Tp Hồ Chí Minh, mỗi lần học được nhiều điều: Về hoạt động dạy học: sử dụng thiết bị hiện đại, trẻ rất thích thú, được thực hành trải nghiệm với đồ dùng hiện đại; Giáo viên tổ chức hoạt động theo nhóm, trẻ được tự trao đổi, học cách phân công, chờ đợi đến lượt. Nhà trường có nhiều biện pháp huy động xã hội hóa, trường được tạo cơ chế để thu các hoạt động bổ trợ.

Một giáo viên đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, ấn tượng mạnh về cảm giác vui vẻ, nhẹ nhàng và hạnh phúc của các cô giáo và đã lan tỏa cho trẻ. Trường có các không gian thiết kế tận dụng hiệu quả. Cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thuận tiện và rất mở đối với trẻ. Còn đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định cũng đánh giá cao môi trường hiện đại, được đầu tư nhiều, đồ dùng đồ chơi phong phú tại các cơ sở GDMN của Tp Hồ Chí Minh. Đại diện tỉnh Kon Tum ghi nhận môi trường giáo dục hiện đại, ở địa phương khó khăn có được.

Các giải pháp để bảo đảm đạt các chữ “T” như “Trẻ em - Toàn diện– Thân thiện – Tiện ích – Tích hợp, Tiết kiệm – Tôn trọng – Tự chủ - Tích cực - Trải nghiệm – Thực tế - Thông minh – Tương lai….” trong triển khai thực hiện các tiêu chí của Chuyên đề (Xây dựng môi trường GD; Xây dựng kế hoạch và phát triển chương trình nhà trường; Tổ chức hoạt động GD; đánh giá …); việc vận dụng các tiêu chí vào hoạt động chuyên môn trong cơ sở GDMN trở thành thiết thực, thường xuyên - Phó vụ trưởng Vụ GDMN Hoàng Thị Dinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AC Milan ‘trảm tướng’

AC Milan ‘trảm tướng’

GD&TĐ - AC Milan đã sa thải huấn luyện viên Paulo Fonseca sau chưa đầy 6 tháng nắm quyền đội chủ sân San Siro.

Binh sĩ Ukraine tại Kursk.

Công nghệ NATO bị áp đảo

GD&TĐ - Trung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski, chia sẻ rằng chiến dịch quân sự đặc biệt năm 2024 cho thấy những tiến bộ đáng kể của Nga.