Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động ngành GD-ĐT

GD&TĐ - Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa 121/212 điều kiện đầu tư kinh doanh, chiếm 57,10% tổng số điều kiện kinh doanh (ĐKKD); vượt 7,10% so với yêu cầu của Chính phủ.

Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GD là bước tiến vượt bậc nhằm thu hút các nguồn đầu tư để nâng cao chất lượng toàn diện
Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GD là bước tiến vượt bậc nhằm thu hút các nguồn đầu tư để nâng cao chất lượng toàn diện

Những ĐKKD được cắt giảm, đơn giản hóa có tác động lớn, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động của ngành. Báo Giáo dục và Thời đại trao đổi với ông Vũ Đình Giáp - Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT – để làm rõ thêm những tác động từ kết quả này.

Kết quả thực thi cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD vượt mục tiêu

- Tính đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã cắt giảm được bao nhiêu thủ tục về ĐKKD thuộc lĩnh vực Bộ quản lý? Việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh có tác động thế nào đến các hoạt động của ngành?

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, ngày 27/4/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 1694/QĐ-BGDĐT phê duyệt Phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.

Theo đó, số ĐKKD được đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 110/212 ĐKKD thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ (chiếm 51,9% ĐKKD), bao gồm: Số ĐKKD được đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa tại Nghị định số 73/2013/NĐ-CP: cắt giảm 9 ĐKKD; đơn giản hóa 7 ĐKKD, (chiếm 7,56%); tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP: cắt giảm 72 ĐKKD; đơn giản hóa: 22 ĐKKD (chiếm 44,34%). Tính đến thời điểm hiện nay, kết quả thực thi cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD đã vượt mục tiêu so với Phương án đề xuất, cụ thể như sau:

Đối với Nghị định 73/2012/NĐ-CP: Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018, thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực GD. Bộ GD&ĐT đã hoàn thành 100% việc cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD được đề xuất tại Phương án đề xuất và cắt giảm, đơn giản hóa thêm 12 ĐKKD. Cụ thể: Cắt giảm 24/212 ĐKKD (chiếm 11,30%); đơn giản hóa 4/212 ĐKKD (chiếm 1,90%). Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD: 13,20%.

Đối với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP: Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 4/10/2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GD. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã thực hiện: Cắt giảm 57/212 ĐKKD (chiếm 26,9%); đơn giản hóa 36/212 ĐKKD (chiếm 17%). Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa đạt 93/212 ĐKKD (chiếm 43,9% tổng số ĐKKD).

Như vậy, năm 2018, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa 121/212 ĐKKD (chiếm 57,10% tổng số ĐKKD; vượt 7,10% so với yêu cầu của Chính phủ).

Theo Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Bộ GD&ĐT ước tính: Tổng số chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 20.618.883.270 đồng; tổng số chi phí tuân thủ các TTHC sau khi đơn giản hóa chỉ còn là: 10.997.606.700 đồng. Chi phí tuân thủ TTHC tiết kiệm được: 9.621.276.570 đồng (46,66%). 

Những ĐKKD được cắt giảm, đơn giản hóa có tác động lớn, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động của ngành, trong đó những ĐKKD được cắt giảm có tác động mạnh mẽ nhất là những điều kiện liên quan thành lập trường ĐH; cho phép trường ĐH hoạt động đào tạo; thành lập phân hiệu trường ĐH; cho phép phân hiệu trường ĐH hoạt động đào tạo; thành lập cơ sở GD có vốn đầu tư nước ngoài; cho phép cơ sở GD có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động; cho phép mở phân hiệu có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực GD, góp phần quan trọng tăng cường mạnh mẽ các nguồn lực dành cho GD, nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc cắt giảm ĐKKD cũng góp phần quan trọng mở rộng tự chủ của các cơ sở GD.

Điều kiện dạy học được nâng cao từ nhiều nguồn lực đầu tư cho GD Ảnh minh họa
 Điều kiện dạy học được nâng cao từ nhiều nguồn lực đầu tư cho GD                        Ảnh minh họa

- Thời gian tới, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu cắt giảm bao nhiêu thủ tục? Đó là những thủ tục nào?

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang được giao chủ trì soạn thảo Luật GD (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH. Thời gian tới, 2 Luật được thông qua, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các ĐKKD còn đang quy định tại các Luật trên để đề xuất thêm phương án cắt giảm (nếu cần thiết). Song song, Bộ sẽ tiến hành rà soát thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT với tinh thần quyết liệt.

Tăng cường hậu kiểm

- Việc cắt giảm thủ tục như vậy có ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT hay không?

Việc cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD đặt ra cho Bộ những thách thức lớn. Đó là: Cắt giảm mạnh các ĐKKD, tăng cường tính tự chủ của các cơ sở GD nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý Nhà nước về GD, đảm bảo quyền và lợi ích của người dạy, người học, giữ vững và nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Đứng trước những thách thức nêu trên, Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác hậu kiểm, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm (nếu có) nhằm đảm bảo thúc đẩy môi trường đầu tư, tăng cường XHH GD theo đúng quy định của pháp luật.

- Nhiều người nói khâu hậu kiểm nhìn chung ở nhiều bộ, ngành còn yếu. Bộ GD&ĐT có chiến lược gì để khâu hậu kiểm thực sự hiệu quả khi các thủ tục về ĐKKD đang ngày càng được tối giản hoá?

Như đã nói trên, trong quá trình rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cũng như cắt giảm hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ đưa ra các nguyên tắc để đảm bảo được công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT. Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của các cơ sở GD, kiên quyết xử lý những cơ sở GD thực hiện không đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm ĐKKD cũng có nghĩa là phải tăng cường giao quyền tự chủ cho các cơ sở GD, phân quyền quản lý cho các cấp chính quyền ở địa phương, quy định chặt chẽ chế tài xử phạt và tăng cường sự giám sát của xã hội. Việc thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp, cơ sở GD và người học về chất lượng đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước về GD.

Để thực hiện hiệu quả khâu hậu kiểm khi các thủ tục về ĐKKD đang ngày càng được đơn giản hoá, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có: Rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, theo đó không làm phát sinh các TTHC, nhất là các thủ tục liên quan đến ĐKKD. Ban hành hệ thống các chuẩn, tiêu chuẩn như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên; chuẩn hiệu trưởng; chuẩn đầu ra đối với người học; tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GD (từ mầm non đến ĐH); tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; các quy chế tổ chức, hoạt động của các cơ sở GD…

Sửa đổi Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực GD để góp phần hoàn thiện các chế tài xử lý những vi phạm trong lĩnh vực GD. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra (trong đó chú trọng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý GD ở địa phương theo phân cấp) nhằm chấn chỉnh, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở GD, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT, đảm bảo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dạy, người học.

- Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.