Tăng lương phải đi đôi với tăng thu nhập. Nói như vậy có nghĩa, lương là khoản cứng, còn thu nhập là khoản dao động theo tùy theo năng lực, vị trí việc làm, hiệu quả công việc, thâm niên...
Cho rằng tăng lương là khả thi, nhưng GS Đinh Quang Báo cũng lưu ý: Khả thi với điều kiện có sự quyết tâm của các những người quản lý, hoạch định chính sách.
Trả lời câu hỏi: Nguồn ở đâu để thực hiện tăng lương cho giáo viên, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm: Trong điều kiện nhà nước còn khó khăn, đặt vấn đề ngân sách tăng chi tiêu cho ngành giáo dục là khó khăn, nên cần tìm cách tăng lương qua điều chỉnh lại cơ cấu chi tiêu mà không làm tăng gánh nặng cho ngân sách.
Tuy nhiên, nhà nước cũng có thể phải nghĩ đến việc tặng thêm ngân sách cho giáo dục, nhưng trọng số vấn là điều chỉnh cơ cấu chi tiêu. Rà soát lại những khoản chi bất hợp lý hoặc hợp lý nhưng chưa phải là cấp bách, chưa tác động lớn có thể tạo ra đột phá cho chất lượng giáo dục. Chất lượng đội là khâu đột phá trong giáo dục là điều không bàn cãi. Ta đặt trọng số chi tiêu cho giáo viên là ở triết lý ấy.
Ví dụ, chỉ cần thực hiện được việc trang bị những trang thiết bị, đồ dùng dạy học... theo đúng nhu cầu của đơn vị sử dụng cuối cùng, không trang bị đồng loạt... cũng có thể tiết kiệm được khoản chi và chi hiệu quả. Người đề xuất phương án điều chỉnh chính là người có nhu cầu trực tiếp. Có nghĩa là mỗi trường học là một đơn vị hạch toán chi tiêu linh hoạt đó, không áp đặt một công thức chi tiêu chung cho tất cả các nhà trường.
“Hiện trong nông nghiệp, người ta thực hiện bón phân và tưới nước đúng gốc theo nhu cầu của cây, theo từng thời điểm. Đó là điều tạo nên thắng lợi của Israel trong nông nghiệp” – GS Đinh Quang Báo ví von.
GS Đinh Quang Báo cũng cho rằng, tăng lương phải trở thành động lực phấn đấu để giáo viên muốn vươn lên về chất lượng nghề nghiệp. Việc vươn lên đó được đánh giá bằng thu nhập. Trả lương sao cho nếu giáo viên làm tốt đồng nghĩa với việc được tăng thu nhập. Có như vậy, việc tăng thu nhập với trở thành giải pháp làm chuyển biến chất lượng giáo dục.