Đại biểu Quốc hội: Thực hiện được tăng lương giáo viên

GD&TĐ - Trao đổi riêng với phóng viên báo Giáo dục & Thời đại, Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Phú Thọ bày tỏ sự đồng tình với Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có đề xuất: lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

So với công nhân trình độ phổ thông ở một số lĩnh vực lương giáo viên đang rất thấp, thậm chí còn thua kém. Ảnh minh họa/internet
So với công nhân trình độ phổ thông ở một số lĩnh vực lương giáo viên đang rất thấp, thậm chí còn thua kém. Ảnh minh họa/internet

* Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục có đề xuất: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Quan điểm của bà về đề xuất này như thế nào?

- Đại biểu Đinh Thị Bình: Đảng và Nhà nước xác định, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Đội ngũ nhà giáo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, trong đó có vấn đề lương của giáo viên. Lương của giáo viên cũng đã được đề cập trong Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng ban hành năm 2013.

Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, so với công nhân trình độ phổ thông ở một số lĩnh vực lương giáo viên đang rất thấp, thậm chí còn thua kém.

Vì vậy việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, không chỉ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mà còn thu hút được học sinh, sinh viên giỏi vào ngành Sư phạm.

Và khi nâng cao được chất lượng đầu vào thì chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ được nâng lên. Từ đó tạo động lực trong ngành giáo dục nước nhà phát triển và đến lượt mình thì giáo dục sẽ góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

* Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để "luật hóa" lương của giáo viên theo như đề xuất trong dự thảo nêu trên. Ý kiến của bà như thế nào về vấn đề này?

- Đại biểu Đinh Thị Bình: Việc luật hóa chính sách này có đủ nguồn lực để thực hiện hay không? Theo ý kiến cá nhân tôi trong thời điểm ngân sách nhà nước hiện nay còn hạn hẹp thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chủ trương nâng lương cho nhà giáo.

Tuy nhiên nếu chúng ta thực hiện tốt chủ trương tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy thì chỉ cần đề ra một lộ trình phù hợp là chủ trương đó có thể thực hiện được và cần được thực hiện.

Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Phú Thọ
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Phú Thọ 

* Có kiến cho rằng, không riêng gì giáo dục, một số ngành khác cũng cần tăng lương vì cũng có tính chất đặc thù. Vậy bà nghĩ sao về ý kiến này?

- Đại biểu Đinh Thị Bình: Mọi sự so sánh đều là khập khiễn. Cá nhân tôi cho rằng, bản thân mỗi một ngành ra đời đều có những vị trí, vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước nói chung.

Tuy nhiên, không thể cào bằng ngành nào cũng đòi đặc thù. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ có những vị trí vai trò nhất định trong xã hội. Đặc biệt là ngành Giáo dục.

Rõ ràng, không phải bây giờ mà trước đây các học sĩ dưới thời phong kiến cũng đã đưa ra quan điểm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia và hiền tài sẽ thông qua Giáo dục và Đào tạo.

Cũng bởi lẽ đó cho nên Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là nền tảng của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Vì thế cho nên Giáo dục phải có những chính sách đặc biệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.