Trong đó, số giảng viên có học hàm giáo sư là 517 người; giảng viên có học hàm phó giáo sư là 2.966 người; giảng viên học vị tiến sĩ là 9.562 người.
Tính đến tháng 6/2014, Bộ GD&ĐT đã tuyển và cử đi học ở nước ngoài được 1.013 giảng viên bằng nguồn ngân sách nhà nước (thông qua các Đề án 322, 911…).
Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, theo nhận định của Bộ GD&ĐT, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Mặc dù các trường đã có nhiều nỗ lực, cố gắng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nhưng cho tới nay, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Hiện mới có 208 cơ sở giáo dục đại học đã tham gia cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo Đề án 911.
Trong đó, đợt tuyển sinh năm 2013, có một số trường không thành lập hội đồng xét tuyển cơ sở, cử ứng viên dự tuyển chưa đúng đối tượng, nên gây khó khăn cho Hội đồng xét duyệt của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống còn ở mức thấp.
Việc triển khai thực hiện Đề án 911 chậm so với kế hoạch do cần phải chờ các văn bản hướng dẫn.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo chưa thực sự quan tâm đến duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên, dẫn tới một số ngành học đại học, chuyên ngành thạc sĩ, tiến sĩ không đảm bảo điều kiện giảng viên cơ hữu theo quy định và đã bị dừng tuyển sinh.
Nhiều trường ngoài công lập dựa vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là chính, chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu riêng đủ mạnh để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, việc tuyển dụng giáo viên ở các trường trực thuộc địa phương có khó khăn nên phần lớn dựa vào sinh viên tốt nghiệp tại trường rồi bồi dưỡng, phát triển thành giảng viên, ảnh hưởng đến công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.