Tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THPT

GD&TĐ - Để tổ chức tốt giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, thực hiện nhiều giải pháp.

Cần tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THPT.
Cần tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THPT.

Đổi mới nhận thức và hành động của các cấp quản lí

Theo nhiều chuyên gia, trong các trường phổ thông trước mắt cần phải thực hiện tốt một số giải pháp tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THPT.

Đó là đổi mới cách tiếp cận các thành tố của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần sớm thực hiện việc rà soát lại từ mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp, hình thức, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).

Đổi mới nhận thức và hành động của các cấp quản lí giáo dục về hoạt động quản lí giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT của các cơ sở giáo dục - đào tạo.

Cùng với đó là đổi mới về vai trò tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện các thành tố của công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học hiện nay.

Kế thừa, phát huy những thành tựu của giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học trong thời gian vừa qua. Phát triển những nhân tố mới, mô hình mới. Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

Bên cạnh đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

Mục đích nhằm làm cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu rõ tầm quan trọng và mục tiêu, giải pháp, về yêu cầu và trách nhiệm của bản thân, đơn vị trong giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Đồng thời, giúp học sinh tìm được môi trường làm việc, học tập phù hợp sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS hoặc THPT.

Cần cung cấp các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch - dịch vụ các nghề truyền thống của địa phương, nhu cầu nhân lực có tay nghề, thông tin về đào tạo và tuyển dụng lao động,…Mục đích nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào việc góp phần bù đắp nhân lực thiếu hụt, đáp ứng thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Theo nhiều chuyên gia, nội dung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tập trung vào chủ trương về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Bên cạnh đó, định hướng phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế của địa phương, của khu vực và cả nước trong giai đoạn mới.

Cần nâng cao nội dung về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và đơn vị đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Quan điểm học tập suốt đời, định hướng về một quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp lâu dài trong tương lai cho học sinh phổ thông.

Ngoài ra, cần cung cấp các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về nhân lực, những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đối tượng và điều kiện tác động. Trên cơ sở đó, biến nhận thức thành các hành động cụ thể để các nhà giáo dục tổ chức lồng ghép hoặc triển khai trực tiếp các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong từng hoạt động. Về phía học sinh, việc tuyên truyền về ý nghĩa của việc chuẩn bị cho cuộc sống lao động sẽ giúp các em có được nhận thức đúng đắn và tham gia nghiêm túc vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp do nhà trường tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ