Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của 25 tỉnh đến từ khu vực Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ nằm trong Đề án.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. Đề án được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Mục tiêu cụ thể Đề án: Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em DTTS trong độ tuổi Mẫu giáo được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; mỗi năm, 100% học sinh Tiểu học DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc |
Qua thời gian triển khai, Đề án đã đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
Đến nay, số trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số tại tỉnh được tăng cường tiếng Việt trước khi lên lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. Ngoài ra, đã có trên 95% trẻ dân tộc thiểu số nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt
Nhờ đó đã đưa chất lượng học tập của trẻ em dân tộc thiểu số ngày càng chuyển biến tích cực, học sinh mạnh dạn, tự tin và thích đến trường.
Tại hội nghị các đại biểu thể hiện sự quyết tâm thực hiện hoàn vượt kế hoạch của Đè án đặt ra. Theo đó, huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trên lớp của học sinh DTTS; duy trì công tác tổ chức bán trú dưới hình thức bán trú dân nuôi và bán trú tập trung; tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Kết luận hội nghị trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án như: 100% trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi; 100% học sinh tiểu học dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức giúp các em đọc thông viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cấp THCS...