Tận dụng cơ hội đô thị mang lại vào trong lớp học mầm non

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Dạy học lấy cảm hứng từ nghệ thuật là một phương pháp bắt nguồn từ nền tảng “học thông qua chơi” đã giúp các trường mầm non phá bỏ rào cản đô thị.

Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) giao lưu với đoàn nghệ thuật nhạc cụ dân tộc Phương Đông.
Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) giao lưu với đoàn nghệ thuật nhạc cụ dân tộc Phương Đông.

Nhận diện những rào cản đô thị với giáo dục mầm non

Môi trường đô thị có thể tạo ra những cơ hội và cả thách thức tới việc học tập của trẻ. Trẻ lớn lên ở các đô thị có thể gặp phải những yếu tố như thiếu gắn kết xã hội, những lo ngại về các yếu tố an toàn tác động đến các hoạt động sinh hoạt và giao tiếp. Những điều này tạo ra các thách thức và rào cản xã hội đặc trưng có ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Mặc dù nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các gia đình, những thách thức, rào cản này vẫn tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi cá nhân trẻ.

Một số rào cản trong lớp học mầm non ở đô thị được xác định gồm: Đồ dùng, đồ chơi hạn chế và không hấp dẫn; phương pháp sư phạm chưa phù hợp; sĩ số HS trong lớp đông; sự trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên hạn chế; kỳ vọng của phụ huynh cao.

Hoạt động góc với chủ đề giao thông hàng không của lớp Lớn 1, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Hoạt động góc với chủ đề giao thông hàng không của lớp Lớn 1, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Dự án Cộng đồng ứng dụng Dạy học sáng tạo trong Giáo dục mầm non (CITIS) do tổ chức Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) và Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp triển khai đã thí điểm phương pháp giảng dạy dựa vào nghệ thuật như là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ trẻ đối phó với các áp lực đô thị.

Từ đây, VVOB và Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã xây dựng cộng đồng học tập chuyên môn để hỗ trợ nâng cao năng lực cho giáo viên và lãnh đạo các trường học mầm non. Giáo viên và nhà quản lý giáo dục hiểu biết sâu hơn về các rào cản đô thị liên quan tới việc học của trẻ mầm non trong các cộng đồng có nhiều thách thức về kinh tế và tận dụng tốt hơn những cơ hội từ đô thị mang lại.

Bà Karolina Rutkowska, Trưởng Văn phòng dự án, VVOB Việt Nam cho rằng, giáo viên là một trong vị trí tốt nhất vừa có thể đánh giá điều kiện của lớp học và vừa hiểu được bối cảnh cộng đồng của chính họ. Vì vậy, năng lực đổi mới của giáo viên là một trong những chìa khóa để xây dựng hệ thống giáo dục bền vững.

Phương pháp dạy học lấy cảm hứng từ nghệ thuật được thể nghiệm tại các trường mầm non ở Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2019. Phương pháp này khuyến khích giáo viên sử dụng nghệ thuật làm phương tiện để thúc đẩy sự sáng tạo và khám phá, song đồng thời vẫn đảm bảo hoàn thành các mục tiêu học tập đã đặt ra.

Hoạt động góc với trải nghiệm quầy nước giải khát, mua sắm tại siêu thị của lớp Lớn 1, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Hoạt động góc với trải nghiệm quầy nước giải khát, mua sắm tại siêu thị của lớp Lớn 1, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Cô Ngô Thị Phước, phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Cúc (quận Sơn Trà) chia sẻ: “Những hoạt động áp dụng phương pháp dạy học lấy cảm hứng từ nghệ thuật đảm bảo tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm và đúng với phương châm “học bằng chơi, chơi bằng học”.

Theo đánh giá của giáo viên Trường Mầm non Hoàng Cúc, khi cô tổ chức các hoạt động này thì trẻ không còn thấy bị gò bó nữa. Từ đó giáo viên dễ dàng quan sát xem trẻ có cảm thấy thoải mái và tham gia vào hoạt động ở mức độ cao hay không. Ngoài ra phương pháp này cũng sẽ giúp trẻ học tập sâu, có thêm nhiều kĩ năng và phát triển một cách toàn diện.

Giáo viên truyền cảm hứng

Những bài múa dân vũ đầy sôi động bao giờ cũng là màn khởi động buổi sáng ở Trường Mầm non Hoa Ban (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Dù mùa đông, hay mùa hè, các bé vẫn tham gia hoạt động thể dục buổi sáng thông qua múa dân vũ. Những hôm trời mưa, các bé sẽ chuyển vào trong khu vực phát triển vận động với các trò chơi vận động ở sân chơi trong nhà. Nhà trường đã đưa các khúc hát đồng dao, dân ca vào các hoạt động, tiết dạy để lồng ghép, giới thiệu các bản sắc văn hóa truyền thống đến trẻ và phụ huynh học sinh.

Học thông qua chơi với hoạt động pha màu nước của trẻ lớp Lớn, Trường Mầm non Bình Minh.

Học thông qua chơi với hoạt động pha màu nước của trẻ lớp Lớn, Trường Mầm non Bình Minh.

Trong mỗi phòng học của Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), giáo viên đều xây dựng những góc hoặc khu vực vui chơi theo chủ đề. Các chủ đề này sẽ được giáo viên thay đổi sau vài tuần, khi số trẻ trong lớp đã có những trải nghiệm thông qua các trò chơi đóng vai tại các góc này. Các bé còn có cơ hội được giao lưu với đoàn nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Tùy theo từng độ tuổi, các bé sẽ cùng ca hát với những bài hát phù hợp, từ bài Một con vịt, Bắc kim thang đến Bụi phấn… với sự đệm đàn của các cô chú nghệ sĩ.

Từ phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật, Trường Mầm non Con ong nhỏ (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã tổ chức hoạt động “chạm yêu thương” vào đầu giờ buổi sáng cho học sinh toàn trường. Các bé rất hào hứng tham gia và xin cô được chơi lại. Các cháu chơi xong rất thoải mái, sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo”.

Các hoạt động dạy và học lấy cảm hứng từ nghệ thuật có xu hướng giúp giảm căng thẳng và tăng động lực học tập cho trẻ, thúc đẩy các tương tác xã hội, đồng thời khuyến khích trẻ khám phá và tương tác với môi trường tự nhiên xung quanh

Với phương châm “Giáo viên truyền cảm hứng, Trẻ hạnh phúc tới trường”, từ năm 2019 đến nay, VVOB Việt Nam cùng với Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã xây dựng được cộng đồng ứng dụng dạy học sáng tạo trong giáo dục mầm non tại Việt Nam. Giáo viên sẽ tìm hiểu những can thiệp để giúp giảm thiểu các rào cản, nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ như: Tạo các góc và khu vực hấp dẫn; bổ sung đồ chơi ở các góc; giới thiệu đồ dùng đồ chơi và các hoạt động mới; tìm hiểu sở thích của trẻ; đưa ra các thách thức mới; tạo cơ hội để trẻ đưa ra sáng kiến với quy tắc thích hợp; khám phá và cải thiện mối quan hệ trẻ - trẻ, trẻ - giáo viên; khám phá cảm xúc và giá trị.

Bà Kelsey Carlton – cố vấn Giáo dục chiến lược, tổ chức VVOB cho biết: “Các cộng đồng học tập chuyên môn cung cấp một môi trường thân thiện cho các giáo viên chia sẻ ý tưởng và phản ánh kinh nghiệm của họ khi thực hiện phương pháp dạy học lấy cảm hứng từ nghệ thuật. Việc thành lập cộng đồng học tập chuyên môn không chỉ hỗ trợ giáo viên trong việc triển khai phương pháp này mà còn cung cấp một kênh để giáo viên tiếp tục sáng tạo nhằm giảm thiểu những rào cản đối việc học của trẻ. Từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong giai đoạn tới”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…