Tầm vóc về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là rất lớn

GD&TĐ - Đây là nhận xét của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển và Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước Trần Văn Nhung khi tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên hôm nay (29/11).

Tầm vóc về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là rất lớn
Tầm vóc về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là rất lớn ảnh 1Tầm vóc về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là rất lớn ảnh 2Tầm vóc về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là rất lớn ảnh 3

Gia đình anh Nguyễn Văn Huy đã xây dựng Bảo tàng với tấm lòng của nhà khoa học, gắn bó với sự nghiệp văn hóa - giáo dục của dân tộc, với tấm lòng hiếu nghĩa của những người con đã phát huy được truyền thống của gia đình, bố mẹ.

Bảo tàng sẽ là địa chỉ góp phần rất ý nghĩa cho việc giáo dục thế hệ trẻ, cho công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam, về cố GS. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên”.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển 

Chủ sở hữu Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - trực tiếp thuyết minh về quá trình lưu trữ, về ý tưởng làm Bảo tàng và về mỗi tài liệu hiện vật được trưng bày tại đây. 

Không biết đây là lần thứ bao nhiêu, ông nói về những điều này, nhưng niềm say mê, tâm huyết và tình cảm của ông truyền sang khách tham quan vẫn vẹn nguyên như buổi ban đầu.

Giá trị về giáo dục của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên bao quát trong tất cả các chuyên đề trưng bày ở mỗi tầng nhà: Về cuộc sống gia đình và dòng họ; về 9 năm đèn sách ở Pháp và 10 năm làm khoa học cũng như 29 năm lãnh đạo ngành Giáo dục của cố GS. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên…

Mỗi đối tượng đều có thể cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên từ các góc độ khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Sáng nay, GS Trần Văn Nhung và TS Nguyễn Vinh Hiển vừa chăm chú nghe câu chuyện kể trực tiếp từ TS Nguyễn Văn Huy, vừa cùng nhau nhớ lại những điều đã được nghe, được kể từ lâu về vị Bộ trưởng giáo dục rất hiếm hoi này, người đã lãnh đạo giáo dục nước nhà đi qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

 Đặc biệt, khi xem nội dung về 20 năm xây dựng nền giáo dục, với những công việc quen thuộc như biên soạn sách giáo khoa, làm bình dân học vụ, cải cách giáo dục.., dường như mỗi vị khách đều có những liên tưởng riêng. 

Trong miên man ký ức, GS Trần Văn Nhung cũng như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cùng nghĩ về Bảo tàng Giáo dục Việt Nam đã có chủ trương xây dựng lâu nay, như GS Trần Văn Nhung nói vui là “ý tưởng lớn gặp nhau”: Những tư liệu về cố GS. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cũng đồng thời là những tư liệu của lịch sử giáo dục Việt Nam trong thế kỷ XX.

Nếu những tư liệu, hiện vật trong Bảo tàng này được số hóa và liên kết phát huy tác dụng với Bảo tàng Giáo dục Việt Nam sau này thì giá trị giáo dục sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Ghi lại cảm tưởng của mình sau khi tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển viết: “Tôi vô cùng xúc động được thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Một tấm gương lớn về lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, một nhà khoa học lớn. 

Bộ trưởng gắn bó làm nên nền giáo dục nước nhà suốt những năm tháng gian khó trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Xin trân trọng cảm ơn gia đình anh Nguyễn Văn Huy đã xây dựng Bảo tàng này với tấm lòng của nhà khoa học, gắn bó với sự nghiệp văn hóa - giáo dục của dân tộc, với tấm lòng hiếu nghĩa của những người con đã phát huy được truyền thống của gia đình, bố mẹ.

Bảo tàng sẽ là địa chỉ góp phần rất ý nghĩa cho việc giáo dục thế hệ trẻ, cho công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam, về GS.Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên”…

Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ lòng cảm ơn TS Nguyễn Văn Huy đã đóng góp nhiều cho Bộ GD&ĐT trong công tác giáo dục, đặc biệt là đóng góp nhiều cho giáo dục qua di sản và bằng di sản. Thứ trưởng cũng cho rằng, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một thiết chế văn hóa có ý nghĩa cho việc giáo dục di sản trong nhà trường hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ