Tại sao xác máy bay MH370 không tìm thấy nhanh như JT610 của Lion Air?

GD&TĐ - Chuyến bay JT610 của hãng hàng không Lion Air bay từ thủ đô Jakarta, Indonesia tới Pangkal Pinang, thì  rơi xuống biển vào sáng hôm qua (29/10). Tất cả 189 người trên máy bay đều được cho là đã thiệt mạng. Tuy nhiên, tai nạn của JT610 làm dấy lên những câu hỏi về MH370 mất tích nhưng không tìm thấy xác.

JT640 được tìm thấy vài phút sau khi gặp tai nạn nhưng MH370 vẫn mất tích sau 4 năm
JT640 được tìm thấy vài phút sau khi gặp tai nạn nhưng MH370 vẫn mất tích sau 4 năm

Việc phát hiện ra xác máy bay JT610 diễn ra rất nhanh chóng đã khiến cư dân mạng bức xúc về sự biến mất của máy bay MH370 gặp tai nạn từ 4 năm trước.

Máy bay MH370 đã đi từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 8/3/2014 và bị mất liên lạc sau 38 phút cất cánh. Sau đó, nó cũng biến mất trên màn hình radar của kiểm soát không lưu nhưng vẫn được radar quân đội theo dõi thêm một giờ nữa trước khi nó bay chệch khỏi đường bay dự kiến.

Tuy một cuộc tìm kiếm quy mô thế giới đã diễn ra, nhưng sau 4 năm, MH370 vẫn chưa được tìm thấy. Hàng chục giả thuyết được đưa ra cho rằng phi công đã “tự sát” khi cho máy bay lao xuống biển hoặc máy bay đã bị bắn hạ.

Trong khi đó, việc chiếc máy bay gặp tai nạn của hãng Lion Air được tìm thấy một cách nhanh chóng đã khiến dấy lên nỗi buồn vì cho đến hôm nay, sau 4 năm, MH370 vẫn mất tích.

Một người đã viết trên trang Twitter rằng: “Có thể nhìn thấy đuôi và thân máy bay của Lion Air, mà tại sao MH370 vẫn không tìm thấy…?”

Một người khác viết: “Nhìn những mảnh vỡ nổi lên khi máy bay lao xuống biển khiến tôi tự hỏi MH370 đang ở đâu?”

“Mảnh vỡ của Lion Air JT610 được tìm thấy trên biển gần nơi gặp tai nạn. Thật buồn. Bi kịch này khiến cho sự biến mất của MH370 càng trở nên đáng ngờ” – một cư dân mạng nói.

Theo Daily Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.