Tại sao phi đội MiG-25 lớn nhất thế giới không thể cứu Libya khi NATO tấn công?

GD&TĐ - Mặc dù sở hữu phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-25 có tốc độ Mach 3+ với quy mô rất lớn, nhưng Không quân Libya vẫn bị NATO vô hiệu hóa, lý do vì sao?

Tại sao phi đội MiG-25 lớn nhất thế giới không thể cứu Libya khi NATO tấn công?

Vào tháng 2 năm 2011, các quốc gia thành viên NATO do Pháp và Mỹ lãnh đạo đã bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại Jamahiriya Ả Rập Libya - một nước cộng hòa châu Phi được thành lập vào năm 1969, từ lâu đã có chính sách đối ngoại chống lại lợi ích của phương Tây.

Một số khía cạnh của cuộc xung đột đã thu hút sự chú ý từ giới chuyên gia, bao gồm việc các quốc gia châu Âu nhanh chóng cạn kiệt vũ khí và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu rất thấp, điều này buộc Mỹ phải đóng vai trò lớn hơn nhiều so với kế hoạch.

Vấn đề khác là khoảng thời gian mà Quân đội Libya có thể cầm cự, việc các cường quốc phương Tây dễ dàng kiểm soát bầu trời Libya không chỉ do Tripoli chậm trễ thông qua kế hoạch mua máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện đại, mà còn do thực tế là lực lượng không quân lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của nước này hầu hết đã ngừng hoạt động do thiếu phi công hoặc tình trạng kỹ thuật thấp.

Không quân Libya từng có một phi đội tiêm kích MiG-25 rất lớn.

Không quân Libya từng có một phi đội tiêm kích MiG-25 rất lớn.

Libya đã xây dựng một lực lượng không quân được coi là mạnh nhất trong thế giới Ả Rập vào những năm 1980, họ là khách hàng lớn nhất thế giới đối với tiêm kích đánh chặn hàng đầu của Liên Xô được xuất khẩu trong Chiến tranh Lạnh - chiếc MiG-25 Foxbat.

Ước tính về số lượng MiG-25 của Libya nằm trong khoảng 68 - 73 máy bay, một phi đội như vậy khi hoạt động cần chi phí vận hành rất cao, ban đầu Tripoli vẫn đáp ứng được, phần lớn là do nguồn thu đáng kể từ dầu mỏ.

Foxbat cho tới nay vẫn là máy bay phản lực chiến đấu nhanh nhất từng được đưa vào sử dụng trên thế giới với khả năng đạt tốc độ Mach 3,2, đồng thời giữ kỷ lục về trần bay cao nhất cho phép nó vượt qua gấp đôi Giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất khí quyển đủ thấp để nước sôi ở nhiệt độ bình thường của cơ thể người).

MiG-25 cực kỳ khó bị "khóa mục tiêu" ngay cả đối với các máy bay chiến đấu cao cấp nhất của Mỹ như F-14 và F-15.

Trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-40 đáng gờm mang đầu đạn nặng 100 kg, Foxbat tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với F-15 Eagle - cho đến nay vẫn là tiêm kích có năng lực nhất trong nhiều lực lượng không quân phương Tây.

Trong cuộc đụng độ cuối cùng giữa MiG-25 và F-15, chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo được các phi công Iraq điều khiển đã vô hiệu hóa một chiếc Eagle của Mỹ, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy tiềm năng của phi đội MiG-25 Libya trong việc đánh bại mọi thách thức đến từ bầu trời.

Nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, MiG-25 nhanh chóng bị loại biên bên ngoài Libya, chi phí vận hành thấp của các máy bay mới với khả năng chiến đấu cao hơn như Su-27 là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

Không quân Nga đã duy trì MiG-25 cho vai trò trinh sát đến năm 2013, mặc dù vào giữa những năm 1990, việc cắt giảm số lượng có nghĩa là quy mô phi đội Foxbat của Moskva đã nhỏ hơn so với Libya.

Mặc dù Libya không cho những chiếc MiG-25 của mình nghỉ hưu, tuy nhiên vào cuối những năm 2010, rất hiếm chiếc còn hoạt động được. Một số yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm việc cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng và chi phí vận hành rất cao của máy bay - hơn cả những người kế nhiệm là MiG-31 và Su-27 hạng nặng.

Kết quả là phi đội Foxbat của Libya mặc dù lớn trên giấy tờ, nhưng có khả năng chiến đấu thấp hơn nhiều so với Algeria hoặc Syria - những quốc gia cũng có MiG-25 trong biên chế.

Nếu MiG-25 của Libya có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tương đương với Algeria hoặc Syria vào năm 2011, thì số lượng được triển khai và khả năng đáng gờm của máy bay có thể ngăn chặn, nếu không muốn nói là bẻ gãy hành động quân sự phức tạp của NATO.

Ví dụ tiêu biểu là khả năng của Không quân Syria, trong đó MiG-25 là loại máy bay nguy hiểm nhất đã nhiều lần được trích dẫn trong các báo cáo của phương Tây, khi nói về những nguy cơ có thể xảy ra nếu tiến hành cuộc không kích vào nước này đầu những năm 2010, trong thời điểm hành động quân sự được xem xét.

Khi phần lớn các máy bay chiến đấu phương Tây tham gia cuộc tấn công vào Libya nhẹ hơn nhiều và kém khả năng khi đặt cạnh F-15, cụ thể là Rafale và F-16, MiG-25 đủ khả năng gây ra thách thức lớn nếu được hiện đại hóa với hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ tư.

Tiêm kích Rafale của Pháp - máy bay dẫn đầu cuộc tấn công chỉ có tên lửa với tầm bắn vượt xa R-40 của MiG-25 một thập kỷ sau, cụ thể vào năm 2021. Khả năng rất hạn chế của tên lửa không đối không MICA tại thời điểm đó, kết hợp với tốc độ và trần bay thấp của Rafale rõ ràng ở một đẳng cấp hoàn toàn khác khi đặt cạnh MiG-25.

Điều này có nghĩa là các chiến đấu cơ của Pháp sẽ phải vật lộn để đánh chặn các tiêm kích Foxbat. Thách thức thậm chí trở nên trầm trọng hơn nếu Libya đầu tư vào việc tích hợp các khí tài tác chiến điện tử mới.

Rõ ràng việc Libya bỏ bê phi đội MiG-25 và trì hoãn kế hoạch mua Su-30 để thay thế chúng, cũng như chậm trễ sắm S-300 đã góp phần vào thất bại của Đại tá Gaddafi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ