Đường rãnh kỳ lạ bên dưới mũi của mỗi người
Vết hõm kỳ lạ đó được gọi là "đường nhân trung". Nhưng tại sao nó lại ở đó, và sự tồn tại này có vai trò gì?
Về mặt cấu tạo sinh học, các khoa học gia cho biết vết hõm nãy không có tác dụng gì cả. Thậm chí như ruột thừa, người ta vẫn đưa ra giả thuyết về một số tác dụng cần thiết, nhưng nhân trung thì... tuyệt nhiên không có.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia giải phẫu học, vết hõm bí ẩn này là một bộ phận bắt buộc phải có vì đó là vết tích cho thấy chúng ta đã phát triển một cách bình thường bên trong bụng mẹ.
Để lý giải điều này, hãy cùng đến với quá trình hình thành gương mặt của chúng ta do các chuyên gia của BBC ghi lại.
Thực chất, mặt người không tự nhiên xuất hiện rồi lớn dần. Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, khuôn mặt sẽ phát triển theo từng phần riêng biệt và tách rời, sau đó mới "ghép" lại như trò xếp hình vậy.
Trong những tháng đầu tiên (2-3 tháng), khuôn mặt sẽ phát triển theo hai hướng riêng biệt
Các "mảnh ghép" sẽ được tập trung lại ở chính giữa, hình thành nên mắt, mũi, miệng.
Khi vực miệng được "ghép lại" cuối cùng và đường nhân trung chính là vết tích duy nhất còn sót lại.
Gương mặt được hình thành
Nhưng nếu không có nhân trung thì sao? Thực sự thì sẽ không sao trong một số trường hợp mặt được "ghép" quá chuẩn, không để lại vết tích gì. Tuy nhiên nếu quá trình ghép này bị lỗi ghép không kín, đứa trẻ sinh ra sẽ bị dị tật "hở hàm ếch". Theo ước tính, trong 750 ca sinh nở thì có 1 đứa trẻ mắc phải dị tật này.