Tại sao điện thoại Android dùng RAM 3 GB vẫn chậm?

Theo giải thích của một chuyên gia, đó là do cơ chế sử dụng Java và hệ thống thu gom rác của nền tảng này cần một lượng bộ nhớ RAM rất lớn.

Tại sao điện thoại Android dùng RAM 3 GB vẫn chậm?

Thắc mắc lớn nhất của người dùng Android có lẽ là việc tại sao Apple vẫn chỉ sử dụng RAM 1GB trên iPhone 6 và 6 Plus nhưng bộ đôi smartphone này vẫn chạy mượt mà trong khi điện thoại Android cao cấp cần ít nhất 2 GB RAM để có được hiệu năng tương tự.

Câu hỏi này đã được đưa lên Quora – Trang mạng xã hội cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ các chuyên gia ở lĩnh vực của họ. 

Trong số các câu trả lời đưa ra thì ý kiến của Glyn Williams nhận được đánh giá cao nhất (từ hệ thống đánh giá của Quora), đi kèm cả biểu đồ và lời lý giải cụ thể.

Về cơ bản, Android cần một bộ nhớ RAM lớn bởi nó sử dụng ngôn ngữ Java và một hệ thống tạm gọi là thu gom rác khá phức tạp.

Khi người dùng Android đóng một ứng dụng, hệ thống thu gom rác bắt đầu xử lý để thu hồi lại bộ nhớ của máy. Dựa trên biểu đồ, Williams chỉ ra rằng hệ thống này cần gấp 4-8 lần dung lượng RAM thực tế để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Nếu dung lượng RAM yêu cầu không đủ, máy sẽ chạy chậm và lag.

Tại sao điện thoại Android dùng RAM 3 GB vẫn chậm?

Về phía iOS, nền tảng này không sử dụng cơ chế thu gom rác giống với Android. Do đó, nó không cần đến một bộ nhớ RAM với dung lượng lớn để xử lý công việc khi đóng ứng dụng. 

Apple vẫn có thể dùng RAM 1GB trên iPhone nhưng vẫn cho hiệu năng tương đương, thậm chí vượt qua cả điện thoại Android với RAM 2 hoặc 3 GB.

Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giảm cân dành cho ai?

GD&TĐ - Mạng xã hội đang nóng chuyện hai người tên Ngân, một ở Cần Thơ, một ở TPHCM tố nhau xung quanh sản phẩm giảm cân.

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình) trong ngày tựu trường năm học 2024 - 2025. Ảnh: M.A

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ

GD&TĐ - Năm học 2025 - 2026 là năm thứ ba ngành Giáo dục TPHCM áp dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ số GIS) vào công tác tuyển sinh đầu cấp, với nguyên tắc ưu tiên trường học gần nơi ở nhất.