Tài liệu rò rỉ tiết lộ lực lượng NATO tham chiến ở Ukraine

GD&TĐ - Các hãng truyền thông phương Tây cho biết, tài liệu quân sự mật của Mỹ bị rò rỉ cho thấy quân đội NATO ở Ukraine.

Binh sĩ Ukraine tham gia một cuộc tập trận tại trại huấn luyện ở miền Bắc nước Anh, ngày 16/2/2023. (Ảnh: AP/Scott Heppell).
Binh sĩ Ukraine tham gia một cuộc tập trận tại trại huấn luyện ở miền Bắc nước Anh, ngày 16/2/2023. (Ảnh: AP/Scott Heppell).

Một trong những tài liệu quân sự mật của Mỹ bị rò rỉ trên mạng cho thấy sự hiện diện của 97 thành viên lực lượng đặc biệt NATO ở Ukraine kể từ ngày 1/3/2023, trong đó có 50 người Anh - nhiều hãng truyền thông Anh đưa tin hôm 11/4.

The Guardian, họ đã xem 2 tệp tài liệu, đề ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3, liệt kê 50 đặc nhiệm Anh đang hoạt động ở Ukraine. Hoa Kỳ có 14 đặc nhiệm trong nước và Pháp có 15 người.

Theo nguồn tin trên, các tài liệu này được đánh dấu là “mật” và được chuẩn bị cho các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ. Các bản cập nhật hàng ngày này chứa thông tin về hoạt động quân sự của NATO, hậu cần, vận chuyển vũ khí và huấn luyện quân đội Ukraine.

Một nguồn tin khác của Anh là Declassified lưu ý, 14 đặc nhiệm Mỹ nằm trong số 29 nhân viên của Lầu Năm Góc có mặt tại Ukraine, bao gồm cả đội an ninh hàng hải tại Đại sứ quán Mỹ ở Kiev và các tùy viên quân sự. 71 nhân viên khác của Bộ Ngoại giao cũng được liệt kê là đang ở Ukraine, đưa tổng số người Mỹ tại đây lên 100 người.

Declassified cũng nói rằng, tài liệu trên được đánh dấu là “không thể tiết lộ cho người nước ngoài".

Lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Ukraine đến từ 2 đơn vị là Navy SEALs và Lực lượng Delta của quân đội. Trong khi đó, người Anh tới Ukraine là lính dù, thủy quân lục chiến và các đơn vị khác.

Hàng chục tài liệu quân sự mật của Mỹ đã được phát hiện rò rỉ trên mạng trong tuần qua, thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông.

Chính phủ Mỹ chưa chính thức xác nhận tính xác thực của chúng, nhưng Lầu Năm Góc đã mở một cuộc săn lùng kẻ làm rò rỉ. Bộ Tư pháp nước này cũng đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự.

Trong khi Washington và London chưa bao giờ chính thức xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc biệt của họ ở Ukraine, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về điều này trong năm qua. Tháng 4/2022, nhật báo Le Figaro của Pháp tuyên bố lực lượng Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) và Lực lượng Delta đã có mặt ở Ukraine từ khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự, tiến hành một "cuộc chiến bí mật" thay mặt cho Ukraine.

Tờ Daily Mirror của Anh đưa tin, hàng chục thành viên hưu trí của SAS đã tới Ukraine để hỗ trợ chuyên môn cho Kiev. Hoạt động này được tài trợ thông qua một công ty quân sự tư nhân ở một quốc gia châu Âu giấu tên.

Theo tờ Times, một số thành viên SAS đã dạy binh lính Kiev cách vận hành tên lửa chống tăng do Anh sản xuất.

Tháng 11/2022, hãng tin Grayzone cho biết các lực lượng đặc biệt của Anh đã làm việc thông qua một công ty tư nhân có tên là “Đối tác ưu tiên” để đào tạo những người Ukraine tấn công Crimea.

Tháng 12/2022, một ấn phẩm quân sự của Anh thừa nhận có tới 300 thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã được triển khai tới Ukraine phục vụ cho “các hoạt động riêng rẽ”.

Tại Canada, Thủ tướng Ukraine đã công khai thừa nhận rằng quân đội nước ông được xây dựng theo mô hình NATO, được các cố vấn NATO huấn luyện, có vũ khí NATO và hành động theo phương pháp của NATO.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.