Tái chế pin lithium: Cuộc cách mạng thời xe điện

GD&TĐ - Chính phủ Mỹ đang nỗ lực trong phát triển công nghệ tái chế pin lithium-ion từ xe điện, điện thoại và các thiết bị sử dụng pin khác để đảm bảo nguồn cung cấp kim loại đáng tin cậy có giá cả phải chăng cho việc sản xuất pin theo nhu cầu đang tăng cao và có thể xảy ra thiếu hụt, theo các quan chức của Bộ Năng lượng nước này tiết lộ.

Trong một nhà máy tái chế pin lithium-ion tại Trung Quốc.
Trong một nhà máy tái chế pin lithium-ion tại Trung Quốc.

Nỗ lực này được gọi là “vấn đề an ninh quốc gia”, Bộ Năng lương Mỹ công bố về một dự án nghiên cứu và phát triển trong khoảng 3 năm trị giá 15 tỷ USD được thực hiện tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne nằm bên ngoài Chicago.

Sự hợp tác giữa Argonne, Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge và Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia cùng với một số trường đại học là một phần nỗ lực cố gắng bắt kịp với Trung Quốc và một số quốc gia khác trong việc sản xuất và tái chế pin lithium-ion số lượng lớn, bao gồm cả những sản phẩm được gửi trả từ Mỹ, theo các quan chức cho biết.

“Sự phụ thuộc của Mỹ vào các nước khác trong việc nhập khẩu một số loại kim loại như lithium, coban, niken và than chì cũng như pin ngoại được cho là làm suy yếu an ninh quốc gia vì các nước là nguồn cung chính các vật liệu này không phải lúc nào cũng là những đồng minh thân thiết”, Daniel R. Simmons, Trợ lý Bộ trưởng từ Văn phòng Hiệu quả Năng lượng và Năng lượng tái tạo của Bộ Năng lượng cho biết.

Các chuyên gia cho biết, muối lithium chủ yếu được chiết xuất tại một số quốc gia ở Nam Mỹ và châu Phi cũng như Australia trong khi coban phần lớn được khai thác từ Cộng hòa Dân chủ Congo. Mỹ hiện đang có mối quan hệ căng thẳng thương mại với Trung Quốc, nơi sản xuất lượng lớn pin và đang tích cực tái chế để thu hồi kim loại thay vì nhập khẩu.

Nhu cầu sử dụng pin lithium-ion cũng đang thúc đẩy nỗ lực của Mỹ. Với việc các nhà sản xuất ô tô Mỹ chuẩn bị mở rộng sản xuất xe điện trong vòng 10 năm tới và pin từ các phương tiện chạy điện hiện tại đã gần hết tuổi thọ, đã đến lúc phải tìm ra cách tái chế chúng tại Mỹ, theo Jeff Spangenberger, Giám đốc Trung tâm tái chế mới mang tên ReCell Center chia sẻ.

Nhưng việc tái chế nguyên liệu thô cũng sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ nếu họ không đồng thời sản xuất pin và sản phẩm hoàn thành tại đây, theo các chuyên gia cho biết.

Hans Eric Melin, chuyên gia tư vấn tại Creation Inn có trụ sở đặt tại London chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp pin lithium-ion cho biết: “Việc tái chế tại Mỹ sẽ không có ý nghĩa nếu họ không sử dụng được nguyên liệu... họ sẽ phải bán cho Trung Quốc”.

Ông cũng cho biết việc quan trọng là phải tìm ra cách thu gom đủ pin cho việc tái chế.

Năm 2018, khoảng 100 tấn pin lithium-ion được tái chế trên toàn cầu, trong đó 14 nghìn tấn coban được thu hồi lại từ pin, một con số tương đương với 1/5 thị trường kim loại, theo Melin cho biết.

Spangenberger nói rằng, chính phủ muốn loại bỏ rủi ro cho các công ty Mỹ để thúc đẩy việc sản xuất pin trong nước và tạo việc làm. “Khi chúng ta đi đến hồi kết của dự án, chúng ta sẽ có thể cho ngành công nghiệp thấy sự khả thi của nó, sau đó mở rộng quy mô và được thương mại hóa”, Spangenberger nhấn mạnh.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.